Mẹ ơi, cơn đau bụng của con: Các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Biên tập viên: Huyền

15/02/2023

Các bậc cha mẹ thường lo lắng và theo dõi sát sao trẻ khi nghe thấy con họ nói: “Con đau bụng quá”.

Đau bụng mặc dù là triệu chứng phổ biến và không quá nguy hiểm ở trẻ em, hiếm khi đe dọa tính mạng, nhưng làm thế nào để bạn biết “đau bụng” báo hiệu điều gì nghiêm trọng? Từ cơn đau bụng cấp tính đột ngột đến các vấn đề tiêu hóa mãn tính, dưới đây là cách nhận biết khi nào mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. 

Hình ảnh minh hoạ bé bị đau bụng

Khi đau bụng ảnh hưởng đến cuộc sống

Đau bụng thường xuyên là dấu hiệu cho thấy có vấn đề gì đó trong hệ tiêu hóa cần được chăm sóc y tế. Hãy nhớ rằng trẻ có thể nói “đau bụng” khi cảm thấy có cơn đau ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa.
Nếu những cơn đau bụng của con bạn bắt đầu cản trở cuộc sống hàng ngày - làm gián đoạn việc đi học hoặc tham gia các sự kiện xã hội (như sinh nhật, thể thao, dã ngoại…), thì bạn nên đưa cháu đến phòng khám bác sĩ.
Với những trẻ còn rất nhỏ, chưa thể truyền đạt đầy đủ những gì đang xảy ra trong cơ thể mình, bác sĩ có thể áp dụng một cách tiếp cận khách quan để tìm ra nguyên nhân thực sự của bệnh. Ví dụ, một cháu bé có thể nói rằng bụng của cháu rất đau, nhưng có thể điều mà cháu bé thực sự muốn lại là nhu cầu cần đi vệ sinh. 

Các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ khi đau bụng

Táo bón

Một trong những lý do hàng đầu gây đau bụng là do táo bón. Táo bón là vấn đề rất phổ biến thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiểu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng. Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính). Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn, ít ăn hơn bình thường lâu dần khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.

Hình ảnh minh họa trẻ bị đau bụng- táo bón

(nguồn: https://careplusvn.com/en/constipation-in-children-2)

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Đầu tiên và quan trọng nhất, những gì trẻ đang được ăn sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của chúng và khả năng chúng sẽ gặp các triệu chứng táo bón như thế nào. Thông thường trẻ sơ sinh bú sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trẻ có thể bị táo bón nếu không ăn đủ chất xơ từ trái cây và rau quả, điều này có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chậm chạp và khó đi tiêu. Mặc dù có thể khiến trẻ khó chịu nhưng táo bón hiếm khi là trường hợp khẩn cấp.

Bệnh tiêu chảy

Nếu con của bạn đột nhiên đi ngoài phân lỏng có nước ba lần trở lên một ngày, chúng bị tiêu chảy, đây là triệu chứng mà hầu hết các trẻ đều gặp phải. Tiêu chảy thường kéo dài nhiều nhất là vài ngày, nhưng nếu nó tồn tại lâu hơn, nó có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Nó cũng có thể báo hiệu nhiễm trùng hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ nên được đưa đến bác sĩ nếu chúng gặp các triệu chứng như:
  • Tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày
  • Tiêu chảy kèm theo sốt từ 38,9 oC trở lên
  • Đau bụng nặng
  • Phân có máu hoặc phân có màu đen và nhầy
  • Tiêu chảy kèm theo nôn mửa thường xuyên
  • Dấu hiệu mất nước
Tiêu chảy có thể do nhiễm vi khuẩn và vi rút, không dung nạp thực phẩm, phản ứng với thuốc, bệnh đường ruột hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước, như Cryptosporidium, được tìm thấy trong các hồ bơi công cộng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Cryptosporidium là nguyên nhân hàng đầu gây ra các đợt bùng phát tiêu chảy liên quan đến nước.

Trẻ biếng ăn

Hình ảnh minh họa trẻ biếng ăn (nguồn: google)

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Khi biếng ăn trẻ thường có các biểu hiện như: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn. Do đó, tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn và có thể để lại các di chứng như béo phì, nhũn não, khô mắt, khô miệng, táo bón, phù nề và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

 

Căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng có thể là một lý do khác khiến trẻ có thể bị đau bụng. Hệ thống thần kinh ruột, đôi khi được gọi là “bộ não thứ hai”, nằm trong ruột và giúp điều chỉnh các chức năng tiêu hóa. Nó cũng giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương thông qua cái được gọi là trục ruột-não, một liên kết mà qua đó não có thể ảnh hưởng đến ruột và ngược lại. Ví dụ, khi một tình huống đủ căng thẳng để kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Ngay cả khi căng thẳng ít nghiêm trọng hơn cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây đau.


 

Bình luận

70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thểHệ tiêu hóa là nơi cư trú của...

Xem tiếp
Bào tử lợi khuẩn LiveSpo - Thay đổi quan niệm trăm năm về lợi khuẩn

Khác với quan niệm cấp giống của sản phẩm lợi khuẩn truyền thống khi sử dụng, bào tử lợi khuẩn được sử dụng như...

Xem tiếp
Sử dụng probiotic để điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Dị ứng thực phẩm được định nghĩa là “một tác động xấu đến sức khỏe phát sinh từ một phản ứng miễn dịch cụ thể...

Xem tiếp
Nhiễm khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột

Triệu chứng và nguyên nhânNhiễm khuẩn Salmonella (salmonellosis) là một bệnh do vi khuẩn phổ biến ảnh hưởng đến đường ruột. Vi khuẩn Salmonella (Hình...

Xem tiếp