Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân chính gây bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ và có tính thời vụ có thể dự đoán được với các vụ dịch ở bán cầu bắc xảy ra vào giữa mùa đông. Gánh nặng bệnh tật là rất lớn, với một đánh giá có hệ thống được công bố vào năm 2022 ước tính rằng hơn 30 triệu trường hợp mắc bệnh và hơn 100 000 trường hợp tử vong xảy ra hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trong đại dịch COVID-19, các biện pháp can thiệp phi dược phẩm phổ biến, chẳng hạn như phong tỏa dân số, hạn chế đi lại và giãn cách xã hội đã được áp dụng để giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2; những can thiệp phi dược phẩm này cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự lưu thông của RSV (Hình 1) [1].
Hình 1. Triệu chứng trẻ bị nhiễm vi rút RSV (nguồn: https://riseandshine.childrensnational.org)
RSV có thể gây bệnh trên toàn thế giới và gây ra các vụ dịch hàng năm. Ở các nước khí hậu ôn đới, các vụ dịch xảy ra vào mùa đông trong vòng 4 đến 5 tháng. Trong các tháng còn lại, nhiễm trùng xảy ra rải rác. Ở Bắc bán cầu, các vụ dịch thường xảy ra vào tháng 1, tháng 2 hoặc tháng 3, nhưng đỉnh điểm được nhận thấy vào đầu tháng 12 và đến tận cuối tháng 6. Ở vùng nhiệt đới, các mô hình dịch bệnh chưa rõ ràng. Kháng thể anti - RSV của mẹ truyền qua nhau thai, có tác dụng bảo vệ một phần cho con. Điều này có thể giải thích cho tần số thấp của các nhiễm trùng nặng trong 4 - 6 tuần đầu tiên của cuộc sống, ngoại trừ ở trẻ sinh non nhận được ít đầy đủ các globulin miễn dịch mẹ. Tái nhiễm xảy ra với tỷ lệ 10 - 20% trong mỗi vụ dịch suốt thời thơ ấu, tần số thấp hơn ở người lớn. Tại các nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp xúc trực tiếp nhiều như nhà trẻ, mẫu giáo, tỷ lệ nhiễm RSV gần như 100% đối trẻ nhiễm lần đầu và 60 - 80% đã từng nhiễm RSV [2].
Các biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau từ nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên như ho, chảy mũi đến nhiễm trùng đường hô hấp dưới chủ yếu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi làm đe dọa tính mạng của trẻ. Virus RSV khi vào cơ thể qua đường mũi sẽ gây viêm niêm mạc mũi, tiết dịch mũi đặc dính làm bít tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp; virus đi qua tiểu phế quản và các phế nang làm tổn thương phế nang, ứ khí, thậm chí dẫn đến hoại tử tế bào đường hô hấp. Nhiễm RSV xảy ra chủ yếu trong năm đầu tiên của cuộc sống trong hơn 50% trường hợp và hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đã bị nhiễm RSV ít nhất một lần [2,3].
RSV có 2 tuýp:
⦁ Tuýp 1: gây sốt cao, tiên lượng nặng
⦁ Tuýp 2: sốt nhẹ, thậm chí không sốt
Bệnh nhân nhiễm RSV biến chứng nặng có nguy cơ tử vong, với tỷ lệ 2,8 – 22% trên toàn thế giới.
Viêm phổi do RSV gặp nhiều hơn ở các bé trai (tỷ lệ nam : nữ = 1,5 : 1). Nhiễm trùng đường hô hấp dưới do RSV thường xảy ra nhóm trẻ gia đình có điều kiện kinh tế thấp và tình trạng sống đông đúc [4].
Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với RSV đến khi biểu hiện các triệu chứng đầu tiên là khoảng 4 - 6 ngày. Triệu chứng xuất hiện theo từng giai đoạn chứ không đến cùng một lúc và có xu hướng nặng dần. Ở ngày thứ nhất và thứ hai, biểu hiện bệnh thường nhẹ; sang ngày thứ 3, 4, 5 là nặng nhất. Thời gian thải trừ vi rút rất thay đổi, có lẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng miễn dịch. Hầu hết trẻ bị bệnh đường hô hấp dưới thải vi rút trong 5 - 12 ngày sau khi nhập viện. Bài tiết vi rút có thể trong 3 tuần hoặc lâu hơn [4].
Nguyên nhân gây nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV
Viêm phổi không chỉ đơn thuần do một nguyên nhân mà có thể kết hợp các nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân có thể cùng nhiễm nhiều loại vi rút khác nhau hoặc đồng nhiễm vi rút với vi khuẩn gây viêm phổi điển hình (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae) hay vi khuẩn không điển hình (Moraxella) [5,6]. Virus hợp bào đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó dễ dàng lây lan trong không khí thông qua các giọt bắn mang mầm bệnh do người bệnh phát tán ra. Như vậy, bạn hoặc con bạn có khả năng bị nhiễm RSV nếu ai đó mang virus này ho hoặc hắt hơi gần bạn. RSV cũng truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như bắt tay với người bệnh hay chạm vào bề mặt cứng có virus RSV [7]. Người bị nhiễm virus hợp bào có khả năng lây lan cao nhất trong vòng vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn có thể tiếp tục lây lan trong vài tuần sau đó.
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên nhiễm virus hợp bào hô hấp nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của probiotic dạng xịt LiveSpo® Navax đã được thực hiện tại trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi trung ương năm 2021. Kết quả cho thấy: probiotic dạng xịt có tác dụng giảm thời gian điều trị 1 ngày và hiệu quả giảm triệu chứng nhanh hơn từ 10-50%. Ở ngày thứ 3, nồng độ virus hợp bào hô hấp và nồng độ các cytokine tiền viêm trong dịch mũi họng giảm 630 lần và 2,7-12,7 lần, trong khi chỉ số này ở nhóm chứng là 53 lần và 1,8-3,6 lần. Nghiên cứu chỉ ra rằng bào tử Bacillus xịt mũi có tác dụng giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên nhanh hơn và ở nhóm trẻ sử dụng sản phẩm này cũng giảm nồng độ vi rút và các protein tiền viêm nhanh hơn [8-10].
Như vậy, chúng ta có thể tin rằng sử dụng bào tử lợi khuẩn Bacillus bao gồm B. subtilis và B. clausi trong sản phẩm LiveSpo® Navax với liều thích hợp sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh [8-10].
Tài liệu tham khảo
⦁ Bardsley, M., Morbey, R. A., Hughes, H. E., Beck, C. R., Watson, C. H., Zhao, H., ... & Elliot, A. J. (2022). Epidemiology of respiratory syncytial virus in children younger than 5 years in England during the COVID-19 pandemic, measured by laboratory, clinical, and syndromic surveillance: a retrospective observational study. The Lancet Infectious Diseases.
⦁ Tran DN et al, “Molecular Epidemiology and Disease Severity of Human Respiratory Syncytial Virus in Vietnam”, PLoS ONE, 8(1), e45436
⦁ Rudan I, “Epidemiology and etiology of childhood pneumonia in 2010: estimates of incidence, severe morbidity, mortality, underlying risk factors and causative pathogens for 192 countries”, Journal of Global Health, 3(1), pp.1 - 14.,
⦁ Domachowske JB, “Respiratory Syncytial Virus Infection: Immune Response, Immunopathogenesis and Treatment”, Clinical Microbiology Reviews, 12(2), pp.298 – 309
⦁ J Hoffmann, H Rabezanahary, M Randriamarotia, et al (2012), Viral and atypical bacterial etiology of acute respiratory infections in children under 5 years old living in a rural tropical area of Madagascar, PloS one, 7 (8), e43666
⦁ NH Razanajatovo, V Richard, J Hoffmann, et al (2011), Viral etiology of influenza-like illnesses in Antananarivo, Madagascar, July 2008 to June 2009, PloS one, 6 (3), e17579
⦁ Rudan I (2013), Epidemiology and etiology of childhood pneumonia in 2010: estimates of incidence, severe morbidity, mortality, underlying risk factors and causative pathogens for 192 countries, Journal of Global Health, 3 (1), 1-14
⦁ Tran DM, Tran TT, Phung TTB, Bui HT, Nguyen PTT, Vu TT, et al. Nasal-spraying Bacillus spores as an effective symptomatic treatment for children with acute respiratory syncytial virus infection. Sci Rep. 2022;12(1): 12402. doi: 10.1038/s41598-022-16136-z.
⦁ Phùng Thị Bích Thủy, Trần Thanh Tú, Bùi Thị Huyền, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Vũ Thị Tâm và cộng sự. Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm triệu chứng và nồng độ vi rút cúm ở trẻ em viêm đường hô hấp khi sử dụng sản phẩm LiveSpo® Navax dạng xịt chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus. Tạp chí Y học Dự phòng. 2022;32(3): 48-59. doi: 10.51403/0868-2836/2022/638.
⦁ Phung TTB, Tran TT, Bui HT, Nguyen PTT, Vu TT, Ngo NTP, et al. Effective symptomatic treatment and reduction of influenza viral load in respiratory infected children by nasal-spraying Bacillus spore probiotics (LiveSpo® Navax). Vietnam Jour of Pre Med. 2022;32(3): 48-59. doi: 10.51403/0868-28a36/2022/638.
Bài viết liên quan
70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa
Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh
Hệ tiêu hóa là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho...