Sử dụng probiotic để điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Tỷ lệ dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, với tỷ lệ toàn cầu là 10%

 

Tỷ lệ dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, với tỷ lệ toàn cầu là 10% [ 1 , 3 ]. Dịch tễ học của dị ứng thực phẩm thay đổi theo nhóm tuổi và vị trí địa lý. Trẻ em có tỷ lệ dị ứng thức ăn cao hơn so với người lớn. Dị ứng động vật giáp xác phổ biến hơn ở các nước châu Á (tôm, cua, trai, sò, nghêu…), trong khi dị ứng quả hạch, đậu phộng phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Các chất gây dị ứng thực phẩm ăn thường xuyên cũng có thể gây dị ứng với một số người, ngay cả sữa bò, trứng gà, và lúa mì [ 4 , 5 ] (Hình 2).

Hình 2: Các loại thực phẩm trẻ thường bị dị ứng (nguồn: https://bvndtp.org.vn/)

Sử dụng probiotic được đề xuất là có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. 

 

Mặc dù gánh nặng bệnh tật cao và tiềm ẩn nguy cơ tử vong, vẫn chưa có cách chữa trị dị ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn quản lý là tránh chất gây dị ứng và điều trị triệu chứng. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng sữa bò (CMA), protein sữa bò được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống thông qua công thức protein thủy phân rộng rãi hoặc công thức dựa trên axit amin. Việc loại bỏ hoàn toàn chất gây dị ứng thực phẩm thường rất khó khăn do nó được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm đã qua chế biến [2 ]. 

 

Điều trị dứt điểm dị ứng thực phẩm, bao gồm các loại liệu pháp miễn dịch, vẫn đang được nghiên cứu rộng rãi [6]. Sử dụng probiotic được đề xuất là có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Tổ chức Nông lương và Tham vấn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa probiotics là “các vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng thích hợp, mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ” [7 ]. 

 

Cơ chế giảm dị ứng của probiotics được xây dựng theo giả thuyết gây ra sự hoạt hóa của các đại thực bào tại chỗ, điều chỉnh sản xuất IgA tại chỗ và toàn thân, và thay đổi cấu hình cytokine chống viêm, dẫn đến điều chỉnh phản ứng với các kháng nguyên thực phẩm [8]. Các chủng lợi khuẩn thường được nghiên cứu là Lactobacillus rhamnosus, L. reuteri, Bifidobacteria spp, L. casei, L. acidophilus, Bacillus coagulans, Escherichia coli Nissle 1917, Enterococcus faecium SF68, và Saccharomyces boulardii . 

 

Probiotic khác với prebiotic, prebiotic là những chất xơ được tinh chế mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ thông qua việc điều chỉnh hệ vi sinh vật, kích thích miễn dịch tự nhiên, và giảm táo bón. Chúng là một nhóm các thành phần carbohydarte đa dạng, phổ biến nhất ở dạng oligosaccharide không tiêu hóa được. Synbiotic là sự kết hợp của các loại prebiotic và probiotic khác nhau để mang lại tác dụng hiệp đồng có lợi cho sức khoẻ của vật chủ [9].

 

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy hứa hẹn về việc sử dụng men vi sinh trong điều trị dị ứng thực phẩm, nhưng bằng chứng khoa học vẫn còn mâu thuẫn và chưa có sức thuyết phục cao [10]. Hầu hết các đánh giá có hệ thống được thực hiện về probiotic và dị ứng thực phẩm đều tập trung vào vai trò của probiotic trong việc ngăn ngừa dị ứng thực phẩm [11-15]. 

 

Năm 2015, Tổ chức Dị ứng Thế giới cùng với Đại học McMaster đã tạo ra tài liệu hướng dẫn phòng chống bệnh dị ứng bằng cách sử dụng men vi sinh. Sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao được khuyến cáo có điều kiện do lợi ích thực sự của nó là ngăn ngừa bệnh chàm; tuy nhiên khuyến cáo này chưa được áp dụng thường quy do cần có nhiều bằng chứng khoa học chặt chẽ hơn [16]. 

Tài liệu tham khảo


⦁    Boyce J.A., Assa’ad A., Burks A.W., Jones S.M., Sampson H.A., Wood R.A., et al. Guidelines for the diagnosis and Management of Food Allergy in the United States: summary of the NIAID-sponsored expert panel report. Nutr Res, 31 (1) (2011), pp. 61-75
⦁    NowakWegrzyn A., Sampson H.A., Sicherer S.H., Kliegman R.M., Stanton B.F., St Geme J.W., Schor N.F. Food allergy and adverse reactions to foods. Nelson textbook of pediatrics 20th edition, Elsevier, Philadelphia (2016), pp. 1137-1143.
⦁    Savage J., Johns C.B.Food allergy: epidemiology and natural history Immunol Allergy Clin N Am, 35 (1) (2015), pp. 45-59
⦁    Lee A.J., Thalayasingam M., Lee B.W.. Food allergy in Asia: how does it compare?. Asia Pac Allergy, 3 (1) (2013), pp. 3-14
⦁    Boye I. Food allergies in developing and emerging economies: need for comprehensive data on prevalence rates. Clin Transl Allergy, 2 (1) (2012), p. 25
⦁    Yu W., Freeland D.M.H., Nadeau K.C. Food allergy: immune mechanisms, diagnosis and immunotherapy. Nat Rev Immunol, 16 (12) (2016), pp. 751-765
⦁    Food and Agriculture Organization, World Health Organization. Guidelines for the evaluation of probiotics in food. In: Report of a joint FAO/WHO working group on drafting guidelines for the evaluation of probiotics in food. 2002. http://www.who.int/foodsafety/fs_management/en/probiotic_guidelines.pdf. 
⦁    Vandenplas Y., Huys G., Daube G. Probiotics: an update. J Pediatr, 91 (1) (2015), pp. 6-21
⦁    Pandey K.R., Naik S.R., Vakil B.V. Probiotics, prebiotics and synbiotics – a review. J Food SciTechnol, 52 (12) (2015), pp. 7577-7587
⦁    Sicherer S.H., Sampson H.A. Food allergy: epidemiology, pathogenesis, diagnosis, and treatment. J Allergy Clin Immunol, 133 (2) (2014), pp. 291-307
⦁    Osborn D.A., Sinn J.K.H. Probiotics in infants for prevention of allergic disease and food hypersensitivity. Cochrane Database Syst Rev, 4 (2007), p. CD006475
⦁    Kong X.Y., Yang Y., Guan J., Wang R.Z. Probiotics' preventive effect on pediatric food allergy: a meta-analysis of randomized controlled trials. Chin Med Sci J, 29 (3) (2014), pp. 144-147
⦁    Zhang G.Q., Hu H.J., Liu C.Y., Zhang Q., Shakya S., Li Z.Y. Probiotics for prevention of atopy and food hypersensitivity in early childhood: a PRISMA-compliant systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Medicine (Baltimore), 95 (8) (2016)
⦁    Tang L.J., Chen J., Shen Y. Meta-analysis of probiotics preventing allergic diseases in infants. Zhonghua Er Ke Za Zhi, 50 (7) (2012), pp. 504-509
⦁    Mugambi MN, Musekiwa A, Lombard M, Young T, Biaauw R. Synbiotics, probiotics or prebiotics in infant formula for full term infants: a systematic review. Nutr J. 2012;11:81. http://sci.hub.tw/10.1186/1475-2891-11-81.
⦁    Fiocchi A., Pawankar R., Cuello-Garcia C., Ahn K., Al-Hammadi S., Agarwal A., et al. World allergy organization-McMaster University guidelines for allergic disease prevention (GLAD-P): probiotics. World Allergy Organ J, 8 (1) (2015), p. 4
 

Bài viết liên quan

70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa

70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa

Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

Hệ tiêu hóa là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho...

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo - Thay đổi quan niệm trăm năm về lợi khuẩn

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo - Thay đổi quan niệm trăm năm về lợi khuẩn

Bởi TS. Nguyễn Hòa Anh

Khác với quan niệm cấp giống của sản phẩm lợi khuẩn truyền thống khi sử...

Nhiễm khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột

Nhiễm khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột

Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

Triệu chứng và nguyên nhânNhiễm khuẩn Salmonella (salmonellosis) là một bệnh do vi khuẩn phổ...