Vai trò của probiotic với nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp

Các tác nhân chính gây viêm đường hô hấp bao gồm:


⦁    Ở trẻ nhỏ, virus hợp bào hô hấp (viết tắt là RSV) là một cái loại virus nguy hiểm gây viêm hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi chiếm tới 60% nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Tiếp đến là Adenovirus, virus cúm A, B, rhinovirus…(Hình 1). Và chúng ta vừa mới đối diện với đại dịch Covid-19  (Sars-CoV-2) do coronavirus gây ra với những biến chủng rất phức tạp, là một tác nhân virus gây viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đến tính mạng con người (Hình 2).

 

Hình 2: Nhiễm trùng đường hô hấp do virus corona
 

⦁    Ngoài nguyên nhân do nhiễm virus thì còn có một số trường hợp là bội nhiễm vi khuẩn, chủ yếu là bội nhiễm phế cầu như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae… tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn sẽ khiến cho tình trạng bệnh viêm đường hô hấp trở nên nặng hơn và việc chữa trị là cũng sẽ tốn kém hơn khi mà cần phải sử dụng thêm kháng sinh (Hình 1)


⦁    Ngoài nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn thì còn có nguyên là do thay đổi thời tiết giao mùa và tiếp xúc với ô nhiễm môi trường nhiều bụi bẩn hóa chất


 

Vai trò của probiotic đường uống với nhiễm trùng hô hấp 

Những năm gần đây, đã có một số nhóm nghiên cứu đưa ra các kết quả chứng minh rằng probiotics có thể phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường thở do vi khuẩn và virus [9], do khả năng hấp phụ và bất hoạt vi rút, sinh tổng hợp các chất ức chế sự phát triển của virus, và kích thích hệ thống miễn dịch của người bắt giữ các vi rút xâm nhập.

 

Các tác dụng có lợi của Probiotic như tăng sản xuất globulin miễn dịch ngoại vi, kích thích bài tiết IgA và giảm sản xuất quá mức các cytokine tiền viêm (cơn bão cytokine) đã được báo cáo trước đây [10. Các đặc tính có giá trị của probiotic có thể liên quan đến việc điều chỉnh các con đường miễn dịch. Cơ chế tác dụng của probiotic được công nhận rộng rãi để chống lại virus là bằng cách duy trì các phản ứng miễn dịch của vật chủ thông qua việc điều hoà các tế bào và các yếu tố miễn dịch (interleukin, tế bào NK, đại thực bào, globulin miễn dịch, tế bào T-helper). 


Trên các mô hình động vật, những thay đổi do kháng sinh gây ra trong thành phần vi khuẩn đường ruột đã được chứng minh là làm tăng khuynh hướng mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm virus đường hô hấp, trong khi một số loại lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium lại làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện kết quả của nhiễm virus đường hô hấp [11]. Ngoài Lactobacillus và Bifidobacterium,  các vi khuẩn thuộc các chi khác như Lactococcus, Bacillus, Streptococcus, Saccharomyces cũng có vai trò tương tự.


⦁    Lợi khuẩn Lactobacillus


Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn: có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu; xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi, thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+), không sinh bào tử, thuộc dạng hiếu khí hay kỵ khí, ưa acid; môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng). Các loài: Lactobacillus reuteri, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên người khỏe mạnh tuổi từ 18-60 tuổi sử dụng sản phẩm chứa chủng khuẩn Lactobacillus casei 431 cho thấy thời gian mắc các triệu chứng đường hô hấp trên trong 3 tuần cuối cùng của giai đoạn can thiệp ở nhóm probiotic ngắn hơn so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên 523 trẻ em từ 2–6 tuổi, uống sữa có chứa L. rhamnosus GG hàng ngày trong 28 tuần không làm giảm tỷ lệ nhiễm các loại virus đường hô hấp khác nhau, bao gồm virus cúm và các triệu chứng hô hấp [ 4]. Ngoài ra, lượng sữa chua lên men với Lactobacillus delbrueckii ssp. bulgaricus OLL1073R-1 không cho thấy tác dụng phòng ngừa cúm đáng kể ở nữ nhân viên y tế [ 5]. Do đó, tác dụng phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp không chỉ phụ thuộc vào chủng lợi khuẩn được sử dụng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như công nghệ bào chế/chế biến, dạng bào chế, đường dùng, đặc điểm của những người tham gia…, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của lợi khuẩn đối với nhiễm trùng đường hô hấp.


⦁    Lợi khuẩn Bifidobacterium


Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn: có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh; thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+); kỵ khí; không sinh bào tử. Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 310C –400C. Việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chủng lợi khuẩn Bifidobacteria BB 12 cũng đã được nghiên cứu là có hiệu quả tăng cường chức năng miễn dịch hỗ trợ phòng chống cúm mùa [12]. Các lọai lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium có tiềm năng bảo vệ sức khoẻ con người bao gồm Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium infantis., Bifidobacterium longum.

 

Các nghiên cứu cũng cho thấy Lactobacillus và Bifidobacterium có khả năng sinh axit lactic và axit axetic làm giảm độ pH đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh khác, đồng thời có khả năng tăng đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích hoạt động thực bào của các tế bào lympho và đại thực bào.


Hội Nhi khoa Nhật Bản gần đây cho thấy việc bổ sung probiotic mỗi ngày 2 lần có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi và phải nghỉ học ở trẻ em từ 8-13 tuổi. Bên cạnh đó, còn ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như cảm cúm thông thường và cũng có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang và tai giữa. Ngoài các tác dụng tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, probiotic cũng được chứng minh rằng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc triệu chứng dị ứng theo mùa ở trẻ em [13].

 

Như vậy, hầu hết các bằng chứng hiện có đều chứng minh các hoạt động chống viêm và điều hòa miễn dịch của probiotic chống lại nhiễm trùng hô hấp do virus, một phần thông qua điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột; tuy nhiên, những thử nghiệm lâm sàng của probiotic đường uống cho thấy tác dụng phần nào còn hạn chế đối với bệnh viêm đường hô hấp.
 

Vai trò của bào tử lợi khuẩn Bacillus dạng xịt mũi trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus 

Do các sản phẩm probiotic phần lớn sử dụng qua đường uống và tác dụng thu được thường chậm đối với bệnh viêm đường hô hấp, đạt được sau 3 - 12 tháng, trên thế giới hiện nay có một số nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả đánh giá an toàn và tác dụng của sản phẩm probiotic dạng xịt trực tiếp vào đường mũi. Trong đó nổi bật là hai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng, về an toàn và tác dụng của probiotic LiveSpo® Navax dạng xịt mũi, chứa 5 tỷ bào tử sống của hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis ANA4 và B. clausii ANA39/5mL được thực hiện trên trẻ em nhiễm RSV và cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương [14-16]. 


Kết quả cho thấy bào tử lợi khuẩn Bacillus khi xịt trực tiếp vào mũi có tác dụng rút ngắn thời gian điều trị triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp cấp do RSV và cúm 1-2 ngày và giảm nồng độ RSV và cúm hiệu quả hơn so với nước muối sinh lý từ 50-60 lần [14]. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng giảm các vi khuẩn bội nhiễm và điều hòa nồng độ cytokine tiền viêm về mức mình thường, giúp giảm cơn bão cytokine và giảm viêm nghẹt mũi. Không có dấu hiệu bất thường nào về rối loạn nhịp thở hay kích ứng niêm mạc mũi ở những trẻ dùng sản phẩm này.


Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chứng minh được tính an toàn, tác dụng nhanh trong việc giảm triệu chứng và nồng độ vi rút của bào tử lợi khuẩn Bacillus dạng xịt mũi trên trẻ viêm đường hô hấp do virus.

 

Tài liệu tham khảo


⦁    Van Doorn, H. R., & Yu, H. (2020). Viral respiratory infections. In Hunter's tropical medicine and emerging infectious diseases (pp. 284-288). Elsevier.


⦁    Oyejide, C. O., & Osinusi, K. (1990). Acute respiratory tract infection in children in Idikan community, Ibadan, Nigeria: severity, risk factors, and frequency of occurrence. Reviews of Infectious Diseases, 12(Supplement_8), S1042-SI046.


⦁    He, L., Yang, L., Zhang, H., & Luo, Q. (2020). Efficacy and safety of interferon on neonates with respiratory syncytial virus pneumonia. Experimental and Therapeutic Medicine, 20(6), 1-1.


⦁    Invernizzi, R., Lloyd, C. M., & Molyneaux, P. L. (2020). Respiratory microbiome and epithelial interactions shape immunity in the lungs. Immunology, 160(2), 171-182.


⦁    Wald, E. R., Guerra, N., & Byers, C. (1991). Upper respiratory tract infections in young children: duration of and frequency of complications. Pediatrics, 87(2), 129-133.


⦁    Chung, K. F., & Pavord, I. D. (2008). Prevalence, pathogenesis, and causes of chronic cough. The Lancet, 371(9621), 1364-1374.


⦁    Smith, A., & Matthews, O. (2022). Aromatic ointments for the common cold: what does the science say?. Drugs in Context, 11.


⦁    Jin, X., Ren, J., Li, R., Gao, Y., Zhang, H., Li, J., ... & Wang, G. (2021). Global burden of upper respiratory infections in 204 countries and territories, from 1990 to 2019. EClinicalMedicine, 37, 100986.


⦁    Forsythe P. Probiotics and lung immune responses. Ann. Am. Thorac. Soc. 2014;11(Suppl. 1):S33–S37.


⦁    Montazeri-Najafabady N, Ghasemi Y, Dabbaghmanesh MH, Talezadeh P, Koohpeyma F, Gholami A. Supportive role of probiotic strains in protecting rats from ovariectomy-induced cortical bone loss. Probiotics Antimicrob Proteins. 2019;11:1145–1154. doi: 10.1007/s12602-018-9443-6.


⦁    Budden K.F., Gellatly S.L., Wood D.L., Cooper M.A., Morrison M., Hugenholtz P., Hansbro P.M. Emerging pathogenic links between microbiota and the gut–lung axis. Nat. Rev. Microbiol. 2017;15:55–63. doi: 10.1038/nrmicro.2016.142
Jungersen, M., Wind, A., Johansen, E., Christensen, J. E., Stuer-Lauridsen, B., & Eskesen, D. (2014). The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12®. Microorganisms, 2(2), 92-110.


⦁    https://covid19.gov.vn/


⦁    Tran DM, Tran TT, Phung TTB, Bui HT, Nguyen PTT, Vu TT, et al. Nasal-spraying Bacillus spores as an effective symptomatic treatment for children with acute respiratory syncytial virus infection. Sci Rep. 2022;12(1): 12402. doi: 10.1038/s41598-022-16136-z.


⦁    Phùng Thị Bích Thủy, Trần Thanh Tú, Bùi Thị Huyền, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Vũ Thị Tâm và cộng sự. Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm triệu chứng và nồng độ vi rút cúm ở trẻ em viêm đường hô hấp khi sử dụng sản phẩm LiveSpo® Navax dạng xịt chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus. Tạp chí Y học Dự phòng. 2022;32(3): 48-59. doi: 10.51403/0868-2836/2022/638.


⦁    Phung TTB, Tran TT, Bui HT, Nguyen PTT, Vu TT, Ngo NTP, et al. Effective symptomatic treatment and reduction of influenza viral load in respiratory infected children by nasal-spraying Bacillus spore probiotics (LiveSpo® Navax). Vietnam Jour of Pre Med. 2022;32(3): 48-59. doi: 10.51403/0868-2836/2022/638.
 

Bài viết liên quan

70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa

70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa

Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

Hệ tiêu hóa là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho...

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo - Thay đổi quan niệm trăm năm về lợi khuẩn

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo - Thay đổi quan niệm trăm năm về lợi khuẩn

Bởi TS. Nguyễn Hòa Anh

Khác với quan niệm cấp giống của sản phẩm lợi khuẩn truyền thống khi sử...

Sử dụng probiotic để điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Sử dụng probiotic để điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

Dị ứng thực phẩm được định nghĩa là “một tác động xấu đến sức khỏe phát...