Rối loạn vi sinh vật trong viêm âm đạo do vi khuẩn và các biện pháp can thiệp
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis, BV) là bệnh đường sinh dục dưới phổ biến nhất ở phụ nữ có khả năng sinh sản và có thể khiến phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau và kết quả sinh nở bất lợi [1]. Nó chủ yếu biểu hiện dưới dạng viêm niêm mạc bao gồm tiết dịch âm đạo bất thường (tăng dịch, hơi vàng và có mùi tanh) và cảm giác ngứa và nóng rát [2]. Hiện tại, phương pháp điều trị thông thường là dùng kháng sinh đường uống và đặt trong âm đạo, thường là clindamycin và metronidazole [3]. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có khả năng phát triển tình trạng kháng kháng sinh và gây nhiễm trùng tái phát do bị mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo [4].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy BV gây ra do sự thay thế ưu thế của Lactobacillus bằng sự nhân lên của hơn 10 loại vi khuẩn kỵ khí, chẳng hạn như Atopobium, Prevotella, Megasphaera, Leptotrichia và Sneathia, và men vi sinh dựa trên Lactobacillus được sử dụng để điều chỉnh hệ vi sinh vật đã được chứng minh là có lợi trong điều trị BV [5]. Các nghiên cứu lâm sàng và in vitro cho thấy Lactobacillus có thể làm giảm sự xâm nhập của mầm bệnh bằng cách ngăn chặn mầm bệnh bám vào biểu mô [6], ức chế sự phát triển của mầm bệnh bằng cách tạo ra bacteriocin [6], duy trì môi trường axit bằng cách tạo ra axit lactic [7] và giảm phản ứng viêm, đặc biệt là giảm đáng kể IL -1β và IL-6 cytokine [8]. Do đó, kháng sinh với men vi sinh có thể chữa khỏi BV hiệu quả bằng cách điều chỉnh hệ vi sinh vật âm đạo và cải thiện môi trường âm đạo.
Nhiễm nấm âm hộ âm đạo (Vulvovaginal candidiasis, VVC) là bệnh nhiễm nấm âm đạo phổ biến nhất và thường có biểu hiện viêm niêm mạc, bao gồm tiết dịch âm đạo giống pho mát, nóng rát âm hộ âm đạo, ngứa và đỏ [9]. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho VVC là thuốc chống nấm, bao gồm thuốc azole hoặc triazole đường uống hoặc đặt trong âm đạo, có thể đạt tỷ lệ chữa khỏi trên 80% [10]. Tuy nhiên, các tác dụng phụ đi kèm (tiêu chảy, tiểu tiện bất thường và nóng rát âm đạo, ngứa và kích ứng), tình trạng kháng thuốc và tỷ lệ tái phát cao cản trở quá trình hồi phục và đe dọa đến sức khỏe [11].
Nấm âm hộ và âm đạo là nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp đứng hàng thứ 2 sau viêm âm đạo do vi khuẩn. Khoảng 75% phụ nữ có ít nhất một lần bị VVC trong cuộc đời và khoảng 40 - 45% trường hợp bị viêm từ 2 lần trở lên.
Các nghiên cứu cho thấy VVC chủ yếu xảy ra trong quá trình rối loạn hệ vi sinh vật ở âm đạo và suy giảm miễn dịch, và được gây ra bởi sự phát triển quá mức của C. albicans, có thể gây phá hủy biểu mô bằng cách phá hủy liên kết giữa các tế bào và cấu trúc ty thể nội bào, đồng thời gây ra tình trạng viêm, đặc biệt là sản xuất quá mức IL-6 và IL -8 cytokine [12]. Vì Lactobacillus có thể bảo vệ điều chỉnh phản ứng miễn dịch của vật chủ, ức chế sự tăng sinh của C. albicans bằng cách tạo ra các chất chuyển hóa như lactate và ngăn chặn sự xâm nhập của C. albicans, các liệu pháp nhằm điều chỉnh hệ vi sinh vật có thể giúp phục hồi VVC [13].
Hình ảnh minh họa phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm C. albicans
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên những người phụ nữ mắc VVC cho thấy Lactobacillus có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch bằng cách giảm tỷ lệ tế bào T-helper 1 (Th1)/tế bào Th2 và ức chế giải phóng các cytokine tiền viêm như interleukin 17 (IL17) và interferon-γ (IFN-γ) [14]. Một nghiên cứu in vitro khác đã điều tra khả năng của L. crispatus trong việc ức chế C. albicans lây nhiễm các tế bào biểu mô âm đạo VK2/E6E7 và phát hiện ra rằng L. crispatus có thể làm giảm đáng kể sự kết dính của C. albicans với các tế bào VK2/E6E7 [11]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng Lactobacillus có thể phát huy tác dụng kháng nấm trực tiếp bằng cách giải phóng các chất chống vi trùng, cải thiện hàng rào biểu mô bằng cách giảm tổn thương DNA của các tế bào biểu mô và cải thiện hệ vi sinh vật để ngăn chặn sự phát triển quá mức của C. albicans và tái phát VVC [16]. Do đó, thuốc kháng sinh kết hợp sử dụng men vi sinh có thể điều trị VVC và ngăn chặn sự khởi phát của nó bằng cách cải thiện tình trạng vi khuẩn, viêm và biểu mô.
Tài liệu tham khảo
⦁ Lewis F. M., Bernstein K. T., Aral S. O. (2017). Vaginal microbiome and its relationship to behavior, sexual health, and sexually transmitted diseases. Obstet. Gynecol. 129 643–654. 10.1097/AOG.0000000000001932
⦁ Onderdonk A. B., Delaney M. L., Fichorova R. N. (2016). The human microbiome during bacterial vaginosis. Clin. Microbiol. Rev. 29 223–238. 10.1128/CMR.00075-15
⦁ Faught B. M., Reyes S. (2019). Characterization and treatment of recurrent bacterial vaginosis. J. Womens Health (Larchmt) 28 1218–1226. 10.1089/jwh.2018.7383
⦁ Lev-Sagie A., Goldman-Wohl D., Cohen Y., Dori-Bachash M., Leshem A., Mor U., et al. (2019). Vaginal microbiome transplantation in women with intractable bacterial vaginosis. Nat. Med. 25 1500–1504. 10.1038/s41591-019-0600-6
⦁ Nasioudis D., Linhares I. M., Ledger W. J., Witkin S. S. (2017). Bacterial vaginosis: a critical analysis of current knowledge. BJOG 124 61–69. 10.1111/1471-0528.14209
⦁ Ma D., Chen Y., Chen T. (2019). Vaginal microbiota transplantation for the treatment of bacterial vaginosis: a conceptual analysis. FEMS Microbiol. Lett. 366:fnz025. 10.1093/femsle/fnz025
⦁ Kim J. M., Park Y. J. (2017). Probiotics in the prevention and treatment of postmenopausal vaginal infections: review article. J. Menopausal Med. 23 139–145. 10.6118/jmm.2017.23.3.139
⦁ Hemalatha R., Mastromarino P., Ramalaxmi B. A., Balakrishna N. V., Sesikeran B. (2012). Effectiveness of vaginal tablets containing lactobacilli versus pH tablets on vaginal health and inflammatory cytokines: a randomized, double-blind study. Eur. J. Clin. Microbiol. Infect. Dis. 31 3097–3105. 10.1007/s10096-012-1671-1
⦁ Sobel J. D. (1992). Pathogenesis and treatment of recurrent vulvovaginal candidiasis. Clin. Infect. Dis. 14 (Suppl. 1) S148–S153. 10.1093/clinids/14.supplement_1.s14
⦁ Nurbhai M., Grimshaw J., Watson M., Bond C., Mollison J., Ludbrook A. (2007). Oral versus intra-vaginal imidazole and triazole anti-fungal treatment of uncomplicated vulvovaginal candidiasis (thrush). Cochrane Database Syst. Rev. 4:Cd002845. 10.1002/14651858.CD002845.
⦁ Niu X. X., Li T., Zhang X., Wang S. X., Liu Z. H. (2017). Lactobacillus crispatus modulates vaginal epithelial cell innate response to Candida albicans. Chin. Med. J. (Engl.) 130 273–279. 10.4103/0366-6999.198927
⦁ Xie H. Y., Feng D., Wei D. M., Mei L., Chen H., Wang X., et al. (2017). Probiotics for vulvovaginal candidiasis in non-pregnant women. Cochrane Database Syst. Rev. 11:CD010496. 10.1002/14651858
⦁ Bradford L. L., Ravel J. (2017). The vaginal mycobiome: a contemporary perspective on fungi in women’s health and diseases. Virulence 8 342–351. 10.1080/21505594.2016.1237332.
⦁ Li T., Liu Z., Zhang X., Chen X., Wang S. (2019). Local probiotic Lactobacillus crispatus and Lactobacillus delbrueckii exhibit strong antifungal effects against vulvovaginal candidiasis in a rat model. Front. Microbiol. 10:1033. 10.3389/fmicb.2019.01033
⦁ Mc L. N., Rosenstein I. J. (2000). Characterisation and selection of a Lactobacillus species to re-colonise the vagina of women with recurrent bacterial vaginosis. J. Med. Microbiol. 49 543–552. 10.1099/0022-1317-49-6-543
Bài viết liên quan
70% hệ miễn dịch biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa
Bởi PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh
Hệ tiêu hóa là nơi tham gia sản xuất các yếu tố miễn dịch cho...