Viêm phụ khoa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm phụ khoa

Biên tập viên: Huyền

14/02/2023

Viêm âm đạo hay viêm phụ khoa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Viêm phụ khoa hay còn gọi là viêm âm đạo, tên gọi này xuất phát từ bệnh viêm nhiễm vùng kín phụ nữ. Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo chính là “thủ phạm” khiến vùng kín đối mặt với các nguy cơ viêm nhiễm như: ngứa rát, mùi hôi, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, dịch âm đạo ra nhiều, có màu sắc lạ,… Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thực hư bệnh viêm âm đạo là gì, nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh ra sao qua bài viết dưới đây.

Viêm âm hộ (Viêm âm đạo) là gì?

Hiện tượng viêm âm hộ (viêm âm đạo) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại bộ phận sinh sản của nữ giới. Nguyên do gây ra bệnh là bởi hệ vi khuẩn trong vùng kín bị mất cân bằng, vi khuẩn có lợi bị chết số lượng lớn dẫn đến các sinh vật có hại phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.


Khi bị mắc bệnh viêm âm đạo, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát ở vùng kín. Bên cạnh đó, triệu chứng khác như khí hư có mùi, đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục cũng rất điển hình.
Điều đáng tiếc rằng, tỷ lệ nữ giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong mấy năm trở lại đây chiếm trên 65%. Trong đó chủ yếu là các bệnh viêm nhiễm âm đạo, viêm âm hộ. Bệnh viêm nhiễm âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của phụ nữ. Tuy nhiên, độ tuổi bị mắc bệnh nhiều nhất là trong độ tuổi sinh sản và người đã trải qua việc quan hệ tình dục.


Tuy nhiên, chị em không nên quá lo ngại, bởi viêm âm hộ hay còn gọi là viêm âm đạo có thể chữa khỏi nếu tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Việc thăm khám sức khỏe vùng kín định kỳ là rất cần thiết, các chị em chớ nên chủ quan, lơ là để lâu không đi khám bệnh. Bởi những hậu quả của viêm âm đạo rất nguy hiểm đối với sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Nguyên nhân nào khiến “cô bé” bị viêm?
Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn sinh sống bên trong âm đạo là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nhiễm. Bởi yếu tố này làm cho lớp niêm mạc của âm đạo dễ bị viêm nhiễm. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của âm đạo như sau:

Vi khuẩn gây viêm âm đạo
Nguyên nhân phổ biến của viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn sinh sống trong âm đạo. Cụ thể, vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo là lactobacilli, chúng nhiều hơn các vi khuẩn khác trong âm đạo. Tuy nhiên, vì một yếu tố tác động nào đó khiến vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng làm đảo lộn sự cân bằng, gây ra tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng loại viêm âm đạo này đều có liên quan đến việc quan hệ tình dục. Vì vậy, đây là nguyên do của ý kiến: quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Tham khảo thêm bài viết: Vùng kín có mùi hôi tanh: Giải đáp nguyên nhân và chỉ định cách chữa


Nhiễm trùng nấm men gây viêm âm hộ, âm đạo
Tình trạng viêm này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của sinh vật nấm – thường là C. Albicans – trong vùng kín phụ nữ. C. Albicans cũng gây nhiễm trùng ở các khu vực có nước hoặc thường xuyên ẩm ướt khác trên cơ thể. Ví dụ như trong miệng (tưa miệng), nếp gấp da và giường móng tay, mắt. Đối với trẻ nhỏ, nấm cũng có thể gây ra tình trạng ngứa và hăm tã.


Viêm âm độ, âm đạo do Trichomonas
Vi khuẩn này có nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục rất cao. Loại ký sinh trùng đơn bào gây ra bệnh có tên là Trichomonas vagis. Loại khuẩn này lây lan nhanh khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Đối với nam, các vi khuẩn này sẽ nhiễm qua đường tiết niệu và thông thường sẽ không gây ra triệu chứng. Ở phụ nữ, nhiễm Trichomonas thường lây nhiễm vào âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng. Nó cũng làm tăng nguy cơ khiến phụ nữ đối mặt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

 

Viêm phụ khoa không nhiễm trùng
Nguyên nhân gây viêm xuất phát từ các loại nước hoa vùng kín, thụt rửa sâu bên trong, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm ngăn cản việc mang thai có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo, dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, các vật lạ, như giấy lau hoặc tampon bị bỏ quên, cũng có thể gây kích ứng các mô âm đạo.


Phụ nữ bị sinh dục mãn kinh (teo âm đạo)
Tình trạng suy giảm nồng độ estrogen sau khi trải qua quá trình mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng nữ có thể làm cho niêm mạc âm đạo bị mỏng. Một số trường hợp còn có thể bị kích thích âm đạo, nóng rát và khô.


Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm âm hộ (âm đạo) như thế nào?
Trong dân gian luôn có câu ca rằng: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhằm nhắc nhở cho chúng ta nên chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình.


Vệ sinh âm hộ, âm đạo sạch sẽ
Sử dụng nước sạch để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày. Các loại khăn mềm, sạch giúp làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu. Sau khi sử dụng chị em có thể giặt sạch và phơi khô khăn dưới ánh nắng mặt trời hoặc hấp để loại bỏ vi khuẩn.


Một trong những điều nên sửa ngay trong thói quen hằng ngày là việc tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa hay xà phòng rửa âm đạo. Các loại nước hoa hay nước rửa để vệ sinh bên trong âm đạo. Những sản phẩm này thường chứa các hóa chất tẩy rửa độc hại, vô tình làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát. Âm đạo khi bị khô sẽ có mùi trầm trọng hơn.


Ngoài ra, chị em có thể phòng ngừa vi khuẩn lan từ hậu môn sang âm đạo gây bệnh bằng cách thay đổi thói quen. Hãy lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Tuy nhỏ nhưng bước này giúp vùng kín không bị nhiễm vi khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo.


Chăm sóc vùng kín trong kỳ kinh nguyệt cũng cần đặc biệt chú ý. Việc thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ/lần là rất cần thiết. Bởi nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, làm vùng kín có mùi, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, chị em có thể vệ sinh vùng tam giác bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Hãy luôn nhớ chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng và không được thụt rửa.


Sử dụng quần lót phù hợp
Các chất liệu vải như: lụa, ren, da, polyester… sẽ khó thấm hút và gây cảm giác bí bách hơn vải cotton. Bạn nên hạn chế mặc các loại quần có chất liệu vải như vậy. Ngoài ra, chị em nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quá bó sát… Bởi các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, tạo điều kiện cho các nấm men phát triển và gây ra mùi hôi.


Bạn hãy thay mới quần lót thường xuyên, nên giặt đồ mới trước khi mặc. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày. Bởi mồ hôi ẩm ướt tích tụ lâu trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra viêm âm hộ, âm đạo do nấm men.


Bổ sung các bào tử lợi khuẩn cho vùng âm đạo
Các bào tử lợi khuẩn giúp đưa được nhiều nhất các lợi khuẩn đến âm đạo của chị em khi sử dụng. Các bào tử lợi khuẩn sẽ nhanh chóng tháo bỏ lớp vỏ “bào tử”, trở thành lợi khuẩn và bắt đầu thực hiện  các chức năng của chúng.


Thực tế cho thấy, lợi khuẩn vào cơ thể có khả năng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bao gồm cả những vi khuẩn có hại ở âm đạo. Lợi khuẩn giúp âm đạo sản sinh H2O2 và kháng sinh tự nhiên để ức chế sự phát triển và tiêu diệt hại khuẩn; giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.


Chính vì vậy, sử dụng chế phẩm men vi sinh giúp chị em phòng và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo, đạt hiệu quả tốt. Trước khi sử dụng các sản phẩm men vi sinh, chị em hãy lắng nghe ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm X-Secret tại đây.
Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ
Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện lạ như chứng ngứa rát, ra khí hư bất thường, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị mùi hôi vùng kín. Không nên ngại ngùng, che giấu tình trạng bệnh hay tự ý mua thuốc về nhà chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, khó chữa khỏi hơn. Một lời khuyên nữa là bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận