Tiêu chảy nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Biên tập viên: Huyền

14/02/2023

Tiêu chảy nhiễm khuẩn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu chảy nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh có thể phát triển nhanh thành dịch với quy mô lớn nếu như không được phát hiện và xử lý kịp thời. 

Thế nào là tiêu chảy nhiễm khuẩn? 

Tiêu chảy nhiễm khuẩn (tiêu chảy nhiễm trùng) được gọi chung là bệnh tiêu chảy do các vi sinh vật gây nên. Tiêu chảy nhiễm trùng được chia thành nhiều loại: 

– Tiêu chảy do vi trùng

– Tiêu chảy do virus

– Tiêu chảy do ký sinh trùng hoặc vi nấm. 

 

Tiêu chảy nhiễm trùng biểu hiện ở các cơn tiêu chảy cấp tính. Cụ thể, khi đi ngoài, phân không thành khuôn, dạng lỏng, nước, nhầy nhớt liên tục trong vài ngày. 

 

Tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột có thể do các loại vi sinh gồm nấm men, virus, ký sinh trùng hay vi khuẩn E.coli, khuẩn tụ cầu… Bệnh có thể lây truyền qua thực phẩm hoặc nguồn nước bẩn. 

 

Theo khảo sát, bệnh tiêu chảy nhiễm trùng thường phổ biến ở các nước đang phát triển trên thế giới và bùng phát mạnh vào mùa hè. 

Tiêu chảy nhiễm khuẩn do tác nhân vi sinh vật gây nên

Tiêu chảy nhiễm khuẩn nguyên nhân do đâu

Mầm bệnh gây tiêu chảy nhiễm trùng chủ yếu xâm nhập qua đường miệng hoặc do hệ miễn dịch của con người yếu nên bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tiếp xúc với nguồn nước bẩn hay vệ sinh kém cũng gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Trong đó: 

– Các mầm bệnh: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và kích thích các mô đường tiêu hóa, khiến bộ phận này bị đau và viêm nhiễm. 

– Nguồn nước bị ô nhiễm: Sử dụng nước bị ô nhiễm để ăn uống hoặc sinh hoạt cũng dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. 

– Vệ sinh không sạch sẽ: Đây là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan. Mọi người cần chú ý rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn gây tiêu chảy xâm nhập trở lại cơ thể.

Triệu chứng điển hình khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Người bị tiêu chảy nhiễm trùng thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau: 

– Đau bụng quặn

– Tiêu chảy với tần suất từ 20 – 50 lần/ngày, cảm giác mót đại tiện, đi xong lại muốn đi tiếp

– Co thắt: các cơn co thắt như chuột rút kéo dài từ 3 – 4 phút/lần

– Nôn và buồn nôn khiến cơ thể kiệt sức, gầy gò, hốc hác

– Chán ăn, miệng đắng

– Thiếu nước trầm trọng, khô rát cổ, khô môi, da kém đàn hồi, mắt trũng… 

– Nhiễm siêu vi đường hô hấp như nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi, ho… 

– Các triệu chứng khác như: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, nghiến răng, nhức đầu, bỏng da…

Tiêu chảy nhiễm trùng có các biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết

Cách điều trị tiêu chảy nhiễm trùng hiện nay

Với các trường hợp nhẹ

– Bệnh nhân có thể tự cầm tiêu chảy tại nhà kết hợp với nghỉ ngơi. 

– Trong thời gian này, người bệnh cần ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa. 

– Uống thật nhiều nước và bù lượng điện giải đã mất. 

– Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị tiêu chảy nhiễm trùng, người bệnh tránh dùng thuốc chống tiêu chảy. Các loại thuốc này sẽ giữ tác nhân gây hại ở trong cơ thể lâu hơn nên dễ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng, kéo dài.

– Nên bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày để giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật. 

 

Lợi khuẩn sau khi vào cơ thể có tác dụng ức chế, tiêu diệt và đào thải vi khuẩn có hại, hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Đồng thời, lợi khuẩn còn tiết ra nhiều enzyme và kích thích cơ thể tổng hợp vitamin giúp người bệnh ăn ngon, tiêu hóa tốt và nhanh lại sức. 

 

Đặc biệt, lợi khuẩn còn kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể IgA ngay trên niêm mạc đại tràng giúp cơ thể nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh tật. 

Bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng

Với các trường hợp nhiễm trùng đường ruột nặng

Tiêu chảy nhiễm trùng nặng với các biểu hiện như nôn ói, không thể ăn uống, tiêu chảy phân sống nhiều nước, phân có nhầy lẫn máu và sốt cao… Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để can thiệp chuyên môn như: truyền dịch qua tĩnh mạch đề bù nước và điện giải, dùng kháng sinh đề điều trị nhiễm khuẩn theo chỉ định…

 

Chỉ cần thực hiện đúng hướng dẫn, tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ thuyên giảm trong vài ngày đến 1 tuần. Người bệnh có thể mất đến vài tuần để hệ tiêu hóa trở lại bình thường. Với các đối tượng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị tiêu chảy nhiễm trùng, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa nhập viện ngay lập tức nếu cần thiết.

 
 
 
 
 

Bình luận