Thuốc tiêu chảy có phải giải pháp “hoàn hảo” điều trị nhiễm khuẩn?

Biên tập viên: Huyền

14/02/2023

Vào hè, tình trạng tiêu chảy xảy ra nhiều nhất trong năm. Nguyên nhân có thể do ăn phải thức ăn bẩn, uống nhiều rượu bia,… Thuốc tiêu chảy được rất nhiều người dùng để điều trị các cơn đi ngoài liên tục. Tuy nhiên, dòng thuốc này có là giải pháp hoàn hảo? 

 

1. Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Thuốc tiêu chảy thường được người bệnh sử dụng ngay trong trường hợp này.

1.1 Các dạng tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy được chia thành 2 dạng. Căn cứ theo mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài như sau:

  • Tiêu chảy cấp: Do cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…), virus Rota (tiêu chảy Rota)… Thời gian có thể kéo dài từ 1-2 tuần.
  • Tiêu chảy mạn tính: Bệnh kéo dài từ 4 tuần trở lên. Người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, mất nước, suy nhược cơ thể và rất khó khăn trong việc điều trị.

Ở các nước đang phát triển, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tử vong. Đây cũng là nguyên nhân đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong ở trẻ em của thế giới.

Thuốc tiêu chảy dừng được triệu chứng tiêu chảy ngay lập tức nhưng “mặt trái” rất hại

 

1.2 Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy 

Một số các dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy đơn giản như sau:

  • Đi đại tiện quá nhiều lần: 5-6 lần trong ngày. Phân toàn nước, tiểu són, mót rặn hoặc  xuất hiện vấn đề ngoài ra máu.
  • Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau quặn vùng bụng quanh rốn.
  • Đầy bụng, chướng hơi.
  • Cơ thể mệt mỏi: Đau đầu chóng mặt kèm theo cơ thể mất nước khiến người bệnh tụt huyết áp.
  • Nước tiểu vàng đậm: Số lượng rất ít hoặc không có nước tiểu.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Một số trường hợp còn có thể có các triệu chứng phụ khác như: đau nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở. Cần phải kịp thời đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế.

 

Triệu chứng tiêu chảy rất dễ nhận biết

 

2. Thuốc tiêu chảy có phải giải pháp “hoàn hảo” điều trị nhiễm khuẩn không 

Khi bị tiêu chảy, người bệnh rất lo lắng với các triệu chứng. Chính vì vậy, suy nghĩ chung đều hướng đến việc uống thuốc nào để cầm tiêu chảy càng nhanh càng tốt. Khi triệu chứng đã giảm tiêu lỏng, phân đặc hơn thì cơ thể mới nhẹ nhàng và cho rằng khi đó đã khỏi bệnh. Nhưng sự thật có phải được xác định như vậy không?

Dưới đây là ưu, nhược điểm của một số loại thuốc tiêu chảy được sử dụng phổ biến hiện nay: 

 

2.1 Thuốc giảm nhu động ruột

Trên thị trường là Imodium. Loại thuốc này cấm dùng ở trẻ em. Tác dụng của thuốc làm giảm nhu động ruột nên giảm số lần đi tiêu một cách rõ ràng và nhanh chóng. 

Khi chưa hết bệnh, trong ruột vẫn còn thải ra phân lỏng. Tuy nhiên,thay vì thải phân ra ngoài, thì thuốc này làm cho phân chứa các virus, vi khuẩn và độc tố bị “chặn đứng” lại trong lòng ruột. 

Điều này vô tình gây ra chướng bụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc; thậm chí là hoại tử ruột.

 

2.2 Kẽm giảm tiêu chảy

Công dụng của kẽm cho thấy việc giảm tiết dịch từ lòng ruột giúp làm đặc phân. Đồng thời hỗ trợ tái tạo niêm mạc đường ruột. Vừa có thể tăng sức đề kháng, vừa giảm thời gian tiêu chảy. 

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo rằng: nên bổ sung kẽm trong vòng 10 – 14 ngày cho trẻ bị tiêu chảy.

Một số loại thuốc khác:

  • Smecta (Diosmectite): Một số nghiên cứu mới đây cho thấy Smecta có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy.
  • Thuốc kháng tiết giúp giảm lượng tiết dịch trong lòng ruột, làm đặc phân hơn.
  • Hidrasec (Racecadotril): làm giảm thời gian tiêu lỏng, giảm nguy cơ truyền dịch.

Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ điều trị ​được tình trạng tiêu chảy tức thời. Ngoài ra, tác dụng phụ có thể làm đình trệ nhu động ruột, giảm tống “phân độc” ra ngoài. Thậm chí nặng hơn còn gây liệt tắc ruột, trẻ có thể trướng bụng hoặc buồn nôn…

 

3. LiveSpo COLON – Giải pháp hỗ trợ giảm tiêu chảy cấp hiệu quả

Bản chất của tiêu chảy là do các độc tố của hại khuẩn tiết ra quá nhiều gây kích thích niêm mạc ruột/đại tràng. Hoặc do hại khuẩn cùng độc tố tấn công vào các vùng bị tổn thương viêm loét, khiến tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân. Đồng thời hạn chế việc hấp thu khoáng và nước, hình thành triệu chứng tiêu chảy.

 

Việc bổ sung bào tử lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường ức chế, tiêu diệt và đào thải các hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột. Hàng loạt lợi khuẩn bám vào niêm mạc ruột/đại tràng, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng. 

 

Đặc biệt giúp bảo vệ các vùng tổn thương viêm loét khỏi 3 yếu tố nguy hại: chất bẩn trong ống tiêu hóa, chất độc do hại khuẩn tiết ra, sự xâm nhập của hại khuẩn. Do đó, LiveSpo COLON giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đây được xem giải pháp an toàn, hỗ trợ xử lý căn nguyên gây bệnh tiêu chảy. 

4. Nên làm gì khi bị tiêu chảy? 

4.1 Bổ sung nước cho cơ thể

Cơ thể bị mất nước, chất điện giải và các chất khoáng như: kali và natri do bị tiêu chảy gây ra. Vì vậy, bạn nên bù đắp một lượng nước và chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

 

Bạn nên đảm bảo uống 8 ly nước (tùy thuộc vào độ tuổi) để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tuy rằng, cách này chưa bổ sung các chất điện giải cho cơ thể nhưng đây lại là biện pháp hữu hiệu cho người bệnh. 

 

Ngoài nước, bạn có thể uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay nước ép mận.

4.2 Bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột

Các bào tử lợi khuẩn sẽ giúp ích cho đường ruột. Chúng sẽ tiêu diệt các hại khuẩn gây bệnh đường ruột. Trước khi uống các loại thuốc cầm tiêu chảy, bạn có thể uống 1 đến 2 ống bào tử lợi khuẩn, bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột. 

 

Hằng ngày, để bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, chống lại các hại khuẩn từ nguồn thực phẩm không an toàn vào cơ thể, bạn nên chủ động bổ sung thêm bào tử lợi khuẩn mỗi ngày.

Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy

4.3 Nghỉ ngơi hợp lý

Người bị tiêu chảy sẽ mệt mỏi, mất sức nên chính vì vậy rất cần được nghỉ ngơi. Bạn có thể giặt một chiếc khăn bằng nước ấm, hoặc có thể là một chai nước ấm chườm lên bụng để giảm tình trạng đau bụng.

4.4 Chú ý chế độ ăn uống cho người bệnh tiêu chảy

Nên hạn chế các thực phẩm có thành phần từ sữa, cà phê hay những thực phẩm có đường. Bổ sung vào thực đơn một số các loại thực phẩm giàu tinh bột. Đây được coi là một chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị chứng bệnh tiêu chảy. Bởi vì chúng sẽ giúp dạ dày của bạn nhẹ bớt. 

 

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm như: ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Lưu ý, bạn không nên ăn củ khoai tây, vì khoai tây khiến dạ dày thêm gánh nặng và tiêu chảy có thể nặng hơn.

 

Theo Báo sức khoẻ đời sống, bệnh tiêu chảy có thể tự biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như đi ngoài ra kèm máu, phân có màu đen sẫm, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ. Thường xuyên ói mửa, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim bị đập nhanh, da khô sạm, dễ bị kích thích hoặc có sự rối loạn nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn nên tới khám bác sĩ ngay để kịp xử lý.

 

Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn hãy nghỉ ngơi mà không cần phải làm gì. Tuy nhiên, sự khó chịu của bệnh này có thể sẽ biến mất nhanh hơn khi bạn có biện pháp điều trị tiêu chảy kịp thời tại nhà. 

 

Bình luận