Táo bón nguyên nhân là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Biên tập viên: Huyền

14/02/2023

Táo bón là một triệu chứng tiêu hóa phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ con đến người lớn và người già. Nếu táo bón kéo dài không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  

Tìm hiểu táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng khó đi ngoài, phân khô, cứng, muốn đi ngoài nhưng không thể đi được một cách tự nhiên mà cần phải dùng sức rặn để phân thoát ra ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện 1 lần. 

 

Táo bón thông thường chỉ diễn ra và hết trong vài ngày. Nhưng trong nhiều trường hợp, táo bón có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý như viêm đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì hay đơn giản là suy nhược cơ thể… 

Táo bón khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi

Các triệu chứng điển hình của táo bón kéo dài

Khi bị táo bón mạn tính, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau: 

– Táo bón trên 12 tuần/năm mặc dù tình trạng không liên tục. 

– Tần suất đi ngoài đạt ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn, người bệnh phải dùng sức rặn nhiều và phải vận động các cơ bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. 

– Phân rắn, khô cứng, lổn nhổn thành từng cục có kích thước nhỏ và tròn giống như phân dê. Mỗi lần đi ngoài có thể phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài. 

– Táo bón có thể kèm theo đi ngoài ra máu tươi trước hoặc sau khi ra phân do dùng sức rặn khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương. Ngoài máu, phân có thể lẫn nhầy. 

– Táo bón thường xuyên kéo dài có thể dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoài hoặc các bệnh trực tràng rất khó điều trị. 

– Người bệnh luôn cảm thấy cần sự hỗ trợ từ bên ngoài như dùng thuốc, thụt hậu môn mới có thể đi ngoài dễ dàng. Hoặc đơn giản chỉ là dùng tay xoa bụng hoặc ấn nhẹ vào bụng để phân ra ngoài thuận lợi hơn. 

Những ai dễ bị táo bón? 

“Táo” có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay đội tuổi. Theo các bác sĩ tiêu hóa, những người dưới đây rất dễ gặp phải tình trạng đại tiện khó: 

– Dân văn phòng: Những người có thói quen ngồi lâu ít vận động. Thêm vào đó là chế độ ăn uống không điều độ, ăn các đồ ăn cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia… là nguyên nhân táo bón hàng đầu. 

– Người già: Người già thường có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động nên dễ gặp tình trạng này. 

– Phụ nữ mang thai và sau sinh: Đối tượng này có hormon nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều chất dinh dưỡng nên rất dễ bị táo bón sau sinh hoặc trong giai đoạn mang thai. 

– Trẻ em: Táo bón ở trẻ chủ yếu do chế độ ăn uống “nhiều thịt ít rau. Bởi đa phần trẻ chỉ thích ăn thịt và lười ăn rau khiến cơ thể thể thiếu hụt chất xơ.

Táo bón trẻ em thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng

Táo bón nguyên nhân do đâu? 

– Nguyên nhân nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, suy giáp, suy giáp thường gây nên tình trạng đại tiện khó. 

– Nguyên nhân thần kinh: Các bệnh lý và tổn thương thần kinh cũng có thể gây nên tình trạng này, cụ thể như táo bón sau chấn thương tủy, tai biến mạch máu não, parkinson… 

– Do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn quá nhiều hoặc quá ít chất xơ có thể khiến cơ thể khó đi đại tiện. Ngoài ra, việc uống không đủ nước mỗi ngày hay tiêu thụ một số thực phẩm dễ gây táo bón như ổi, hồng xiêm xanh… cũng là yếu tố khiến khó đại tiện. 

– Nguyên nhân toàn thân: Sốt cao kéo dài cũng gây đại tiện khó. 

– Thiếu hụt lợi khuẩn: Lợi khuẩn không đủ, dẫn tới thức ăn không được tiêu hóa triệt để, phân cứng/rắn, khó đào thải. 

– Ngoài ra, nguyên nhân táo bón có thể do rối loạn các chất điện giải, tác dụng phụ của một số loại thuốc nhuận tràng, thuốc có sắt hay thói quen ngồi nhiều, tiếp xúc với các hóa chất độc hại…. 

Các phương pháp điều trị táo bón hiệu quả

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học

– Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ và tập trung khi ăn uống. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi. 

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây đại tiện khó như: bánh mì trắng, ngô… 

– Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít nước/ngày. 

– Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn và chất kích thích như cà phê, coca, rượu bia… 

– Tăng cường vận động: Tích cực tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể giúp phòng ngừa hiệu quả chứng đại tiện khó. Thay đổi thói quen ngồi 1 chỗ quá lâu. 

– Tạo thói quen đi ngoài đều đặn, không nên nhịn đại tiện quá lâu. 

Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn ăn uống mỗi ngày

Chữa táo bón theo nguyên nhân

Khi đã thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống nhưng tình trạng đại tiện khó vẫn không được cải thiện. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây đại tiện khó. 

 

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tạm thời chứng khó đi ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa táo bón khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bởi một số loại thuốc nhuận tràng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. 

 

Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả

Thiếu hụt lợi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây đại tiện khó hàng đầu nhưng ít người để ý. Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus là điều cấp thiết, có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện khó. 

 

Theo đó, bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp đào thải các hại khuẩn, giúp hệ vi sinh cân bằng. Lợi khuẩn sản sinh ra nhiều enzyme kích thích tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Nhờ đó, phân xốp, mềm, mịn và thành khuôn đẹp. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân tạo nên độ nhớt phù hợp. Khi có kích thích co bóp từ nhu động ruột, phân dễ dàng được đẩy ra ngoài, người bệnh hết lo táo bón. 

Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn ăn uống mỗi ngày

 

Mặc dù là triệu chứng tương đối phổ biến nhưng táo bón kéo dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài kèm theo các triệu chứng đau bụng, chảy máu, sụt cân, sốt… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bình luận