Táo bón lâu năm có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Biên tập viên: Huyền

13/02/2023

Táo bón là tình trạng xảy ra do việc ăn uống thiếu chất xơ, nước và ăn thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng táo bón lâu năm có thể do một số bệnh lý gây ra. Bạn cần đề phòng với các bệnh dưới đây.

Tìm hiểu về táo bón lâu năm

Táo bón là tình trạng đi ngoài đau, khó khăn, phân nhỏ hoặc cứng. Nhận biết rõ nhất là số lần đi ngoài giảm dần. Trong y học, xác định tình trạng táo bón là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần.

Triệu chứng táo bón lâu năm

Các triệu chứng khi bị táo bón lâu năm:

  • Đi ngoài khó khăn trong 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Tình trạng phân nhỏ, cứng.
  • Cảm giác phân bị tắc nghẽn ở hậu môn.
  • Phải can thiệp mới đi vệ sinh được trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Số lượng ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần.

 

Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài

 

Nguyên nhân nằm bên ngoài hệ tiêu hóa

  • Nguyên nhân nội tiết: Việc ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết như bệnh đái tháo đường, suy giáp hoặc cường giáp trạng gây ra tình trạng táo bón.
  • Nguyên nhân do thần kinh: Bệnh lý hoặc tổn thương thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. 
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý: Ăn quá nhiều hoặc quá ít chất xơ đều có thể dẫn đến táo bón. Việc không uống đủ lượng nước hoặc ăn quá nhiều thực phẩm gây táo bón như: ổi xanh, hồng xiêm chưa chín,... 

 

Nguyên nhân toàn thân 

Khi bị sốt cao kéo dài hay nằm bất động kéo dài. Cơ thể bị rối loạn các chất điện giải cũng là một nguyên nhân gây táo bón.

 

Nguyên nhân khác thường gặp 

  • Việc sử dụng thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày, thuốc có sắt,...
  • Thường xuyên ngồi nhiều hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại, điển hình là chì. 
  • Nhịn đi ngoài lâu cũng dẫn đến sự thay đổi thói quen đi đại tiện của cơ thể và gây ra táo bón.

 

Nguyên nhân nằm trong bộ máy tiêu hóa và ổ bụng

Táo bón do nguyên nhân này thường do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là các bệnh lý về ruột (đại tràng). Cụ thể như: viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng,...

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi bị táo bón lâu năm

Khi phân bị tích tụ quá lâu trong đại tràng sẽ bị hút hết nước. Kết hợp với cơ thể nạp thiếu các chất xơ, thiếu nước là những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chính vì vậy, táo bón lâu năm sẽ đối mặt với các nguy hiểm như sau:

Biến chứng sa trực tràng do táo bón lâu ngày

Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già, nơi chứa phân nối với hậu môn. Trong khi triệu chứng táo bón khiến người bệnh thường xuyên rặn để đẩy phân ra ngoài. Lâu dần có thể khiến cho toàn bộ trực tràng bị sa, trượt ra cả ngoài cơ thể. 

 

Triệu chứng sa trực tràng có triệu chứng gần giống với bệnh trĩ. Bởi dấu hiệu đều gây phình lớn vùng ngoài hậu môn. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh thường nguy hiểm hơn, đau đớn cũng nghiêm trọng hơn. 

Táo bón lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ

Đi ngoài khi bị táo bón sẽ trở nên khó khăn hơn, vì vậy bạn phải rặn nhiều hơn để tống phân ra ngoài. Việc rặn mạnh này sẽ khiến cho các tĩnh mạch hậu môn và quanh trực tràng bị giãn, đôi khi chảy máu tươi. Nếu kéo dài, các tĩnh mạch này có thể sẽ sưng và hình thành búi trĩ.

 

Búi trĩ có thể hình thành ở bên trong hoặc ở bên ngoài hậu môn. Nhiều trường hợp còn ở sâu trong trực tràng. Triệu chứng người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa, chảy máu khi đi vệ sinh.

 

Ngoài ra, hậu môn trực tràng là nơi có độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh không tốt kết hợp với tổn thương búi trĩ dễ dẫn tới nhiễm trùng, dính da và cục máu đông.

Biến chứng của táo bón lâu ngày - nứt hậu môn

Phân cứng kết hợp với việc bạn cố rặn là những nguyên nhân dẫn tới tổn thương hậu môn. Lúc này sẽ xuất hiện các vết rách trên mô lót hậu môn. Tổn thương này sẽ gây ra đau, ngứa, kèm chảy máu tươi khiến người bệnh càng khó khăn. Vô tình g​ây đau đớn khi đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn. 

 

Nếu trẻ nhỏ bị táo bón dễ bị nứt hậu môn do niêm mạc da mỏng, dễ tổn thương. Khi nứt hậu môn xảy ra, sự đau đớn khiến trẻ không dám đi vệ sinh. Xung quanh sưng tấy và cảm giác đau khi sờ vào, xuất hiện máu tươi.

Táo bón lâu ngày dẫn đến ứ phân

Ứ phân trong hậu môn là hậu quả của tình trạng táo bón lâu ngày. Cơ thể không thể tống thải phân ra ngoài khiến phân ngày càng tích tụ nhiều trong ruột. Kết dính vào nhau tạo thành khối tắc nghẽn lớn. 

 

Tình trạng ứ phân có thể gây đau đớn, nhiễm trùng, nôn mửa, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Dấu hiệu của ứ phân như: đau bụng, chuột rút bụng sau khi ăn, cảm giác khó chịu, chướng bụng, nôn mửa, buồn nôn, đau đầu,… Dấu hiệu này dễ xuất hiện sau một thời gian dài bạn bị táo bón.

Bị táo bón lâu năm nên xử lý thế nào?

Đường ruột khỏe mạnh có hàng nghìn tỷ vi khuẩn cư trú. Chúng tạo nên hệ vi sinh đường ruột bởi cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tuy nhiên, do chế độ ăn hoặc một nguyên nhân khác khiến cho tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn mất đi. Hệ tiêu hóa sẽ gặp trục trặc, nhiều nhất là chứng táo bón.

 

Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn là chế phẩm sinh học có chứa các vi khuẩn có lợi. Bổ sung một lượng vừa đủ sẽ giúp tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó, hỗ trợ khôi phục chức năng bình thường của hệ tiêu hóa và tăng tần suất thải phân, giảm chứng táo bón một cách hiệu quả.

 

LiveSpo COLON là men vi sinh chứa 3 tỷ bào tử lợi khuẩn trong mỗi ống sản phẩm. Khi sử dụng, các bào tử lợi khuẩn sẽ chịu được acid dạ dày và xuống ruột an toàn. Các lợi khuẩn sẽ nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế như sau:

  • Làm phân từ tình trạng khô cứng trở nên xốp, mềm: các bào tử lợi khuẩn Bacillus giúp tăng nồng độ enzyme. Giúp cho thức ăn tiêu hóa triệt để hơn khiến phân giảm tình trạng khô cứng.
  • Tạo màng sinh học giúp tăng độ nhớt cho khuôn phân giúp trẻ việc đi ngoài dễ dàng hơn. Bacillus subtilis trong LiveSpo COLON là loại lợi khuẩn đặc hiệu với khả năng tạo màng sinh học thuộc dạng mạnh nhất trong chủng bacillus. Lớp màng sinh học này bao bọc toàn bộ khuôn phân, giúp tăng độ nhớt cho khuôn phân giúp khuôn phân trơn, nhẵn đi ngoài dễ dàng ngay cả khi phân còn độ khô, cứng cao. Điều này là do tình trạng táo bón vẫn còn chưa hết hẳn.
  • Gia tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể: Lợi khuẩn bacillus subtilis, bacillus clausii ngoài khả năng trực tiếp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại thông qua cơ chế cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh chỗ bám. Đồng thời tiết ra kháng sinh sinh học. Ngoài ra b. subtilis, b. clausii còn giúp kích thích cơ thể tổng hợp ra kháng thể IgA ngay trên bề mặt niêm mạc ruột/đại tràng. Chúng có tác dụng ức chế các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Điều này nhằm hạn chế tình trạng bị táo bón quay trở lại.

 LiveSpo COLON - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón

Làm thế nào để giảm ngừa tình trạng bị táo bón?

Táo bón khiến​​ mỗi lần đi ngoài trở nên đau đớn, khó chịu, bất tiện cho cuộc sống. Vì thế cần chủ động phòng ngừa và điều trị sớm là điều quan trọng. Bạn có thể phòng ngừa chứng táo bón bằng các biện pháp hiệu quả như sau:

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt,…
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là 15 - 45 phút sau khi ăn sáng.
  • Không nên cố nín nhịn đi vệ sinh và khiến phân bị ứ lâu trong trực tràng, hậu môn.
  • Tăng cường vận động, dành thời gian để tập thể dục thường xuyên trong ngày.
  • Hạn chế áp lực tinh thần, lo lắng quá mức.
  • Uống đủ nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác. Nên uống duy trì từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

 

Táo bón lâu năm tuy không phải bệnh lý nhưng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Chính vì vậy, các gia đình hãy chủ động duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để có hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. 

Bình luận