Bị đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Mẫu dược sĩ
<!-- Thông tin hiện ở article bệnh học -->Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Donec quam felis, ultricies nec, pellentesque eu, pretium quis, sem. Nulla consequat massa quis enim. Donec pede justo, fringilla vel, aliquet nec, vulputate eget, arcu. In enim justo, rhoncus ut, imperdiet a, venenatis vitae, justo. Nullam dictum felis eu pede mollis pretium. Integer tincidunt.
Biên tập viên: Chiiii
28/06/2022
Đi ngoài ra máu là biểu hiện điển hình của một số bệnh lý như: trĩ, viêm túi thừa, polyp đại tràng, thậm chí là K đại tràng… "Đi cầu" ra máu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe và đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Triệu chứng đi ngoài ra máu là gì?
Đi ngoài ra máu hay còn được gọi chung là đi ỉa ra ngoài, đi vệ sinh ra máu hay đi đại tiện ra máu. Đây là tình trạng phân có lẫn máu hoặc đi vệ sinh ra máu ở cuối bãi. Máu có thể đỏ tươi, đỏ thẫm, thậm chí có màu thâm đen.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tình trạng đi ngoài ra máu
Đi ỉa ra máu nguyên nhân do đâu?
Hầu hết các trường hợp đi ngoài ra máu đều xuất phát từ nguyên nhân nóng trong hoặc táo bón. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đi vệ sinh ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh trĩ: Là bệnh lý nhiều người gặp phải, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh trĩ dẫn đến đi vệ sinh ra máu có thể do rặn quá mạnh trong lúc đi cầu, đi vệ sinh quá lâu, bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Nứt hậu môn: Trường hợp các mô hậu môn, trực tràng hoặc ruột kết bị nứt, rách cũng gây nên tình trạng đi cầu ra máu.
Viêm đại tràng: Người bệnh viêm đại tràng bị táo bón, tiêu chảy hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ kéo dài cũng có thể bị đi ngoài ra máu.
Bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn làm viêm hậu môn, viêm trực tràng gây chảy máu.
K đại tràng: Ung thư đại tràng, trực tràng gây viêm và kích ứng dẫn đến chảy máu ồ ạt khi đi ngoài.
Bên cạnh đó, đi ngoài ra máu còn bắt nguồn từ các bệnh lý khác như: polyp, sa trực tràng, chảy máu dạ dày, rò ống tiêu hóa…
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không - Chuyên gia giải đáp
Đi ngoài ra máu rất nguy hiểm nếu như tình trạng xuất hiện kéo dài và không được xử lý kịp thời, triệt để. Bệnh có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Đi ỉa ra máu khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, mệt mỏi. Tâm trạng luôn bất an, lo lắng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt thường nhật.
- Đi ngoài ra máu khiến cơ thể bị mất máu nghiêm trọng, cơ thể xanh xao, gầy gò, trí nhớ suy giảm kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
- Quan hệ tình dục khó khăn: Người bệnh luôn trong tình trạng ngứa rát vùng hậu môn làm giảm hứng thú khi “yêu”.
- Sức đề kháng suy yếu.
Nguy hiểm hơn, nếu đi vệ sinh ra máu do bệnh lý thì có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, thậm chí ung thư nếu như không được điều trị sớm.
Đi ngoài ra máu khiến cơ thể gầy gò, xanh xao
Cách điều trị đi ngoài ra máu phổ biến hiện nay
Trong đông y và tây y có nhiều phương pháp điều trị tình trạng đi ngoài ra máu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ hoặc người có chuyên môn sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc hoặc bài thuốc phù hợp.
Điều trị đi ỉa ra máu bằng cách uống thuốc Tây
Trong y học hiện nay, người ta thường sử dụng một số loại thuốc sau để cầm đi vệ sinh ra máu:
- Thuốc có chứa hoạt chất: Phenylephrine, Epinephrine, Hydrocortisone…
- Kháng sinh giảm đau như Aspirin, Cephalosporins,…
- Thuốc bôi có chứa hoạt chất: Ruscogenins, Trimebutine, Titan dioxide…
Các loại thuốc này chỉ được phép sử dụng theo đơn của bác sĩ. Việc tự ý mua và dùng các loại thuốc này có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thuốc có thể gây hại đến gan, thận và dạ dày…
Cầm đi ngoài ra máu bằng các bài thuốc dân gian
Trong dân gian, khi bị đi ngoài ra máu, người ta thường sử dụng các thảo dược có sẵn trong vườn để cầm đi ỉa ra máu. Các bài thuốc thường có nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ và cách làm đơn giản. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc “cây nhà lá vườn” dưới đây:
Cải thiện đi cầu ra máu bằng bài thuốc cây diếp cá
Rau diếp cá có nhiều công dụng với sức khỏe như: thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, trong dân gian, người ta hay dùng cây rau diếp cá để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu nguyên nhân do táo bón, trĩ hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia.
Cách làm như sau: Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm với muối để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng. Sau đó, xay nhuyễn rau diếp cá và chắt lấy nước uống trước khi ăn 1 tiếng.
Trong dân gian, rau diếp cá được dùng để chữa đi ngoài ra máu
Điều trị đi cầu ra máu với lá ngải cứu
Theo Đông y, lá ngải cứu là thảo dược có tính ấm, khi ăn vị hơi đắng. Loại thảo dược này có công dụng giảm đau, chống viêm và nhuận tràng hiệu quả. Từ lâu, người ta còn sử dụng ngải cứu để chữa đi ỉa ra máu.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu và để ráo. Sau đó giã nát lá ngải cứu đắp vào hậu môn. Dùng gạc băng cố định rồi để qua đêm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc xử lý đi ngoài ra máu bằng rau sam
Rau sam vốn nổi tiếng với công dụng trị nóng trong, tiêu viêm và nhuận tràng rất tốt. Bởi vậy, loại cây này cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá rau sam rửa sạch và để ráo nước. Sau đó giã nát và chắt lấy nước, bỏ bãi. Dùng nước lá sam pha với 1 ít đường và mật ong vừa uống. Mỗi ngày uống 1 lần để giúp thanh nhiệt cơ thể, trị nóng trong, giải quyết nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.
Các bài thuốc dân gian trị đi cầu ra máu bằng thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Để thu được hiệu quả điều trị cao và phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn, trước khi thực hiện, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Rau sam giảm nóng trong hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng đi ngoài ra máu, cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ. Đặc biệt, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày là điều cần thiết hơn cả để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và ngăn ngừa các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm khác.
Bình luận