VÌ SAO TRẺ DỄ BỊ VIÊM TAI GIỮA, VIÊM XOANG VÀO MÙA HÈ?
Biên tập viên: Maketing
16/04/2025
Mùa hè là thời gian mà mọi người thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nóng bức, độ ẩm cao, và các yếu tố môi trường khác, dễ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh lý về tai, mũi, họng.. Đây một trong những bệnh lý phổ biến dẫn đến nhiều biến chứng như giảm thính lực, viêm xoang mạn tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
Vậy vì sao mùa hè trẻ lại dễ bị viêm tai giữa, viêm xoang? Làm sao để nhận biết và điều trị sớm, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nguyên nhân trẻ dễ bị viêm tai giữa, viêm xoang vào mùa hè?
Thói quen bơi lội mùa hè là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ nhỏ (Theo nguồn: Internet)
1.1 Thay đổi thời tiết đột ngột
Mùa hè nắng nóng là thời điểm gia tăng các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, khói bụi đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng niêm mạc mũi – xoang, làm tăng nguy cơ viêm xoang, viêm mũi và lan sang tai giữa.
1.2 Tham gia các hoạt động mùa hè: tắm biển, bơi thường xuyên
Mùa hè là mùa của các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là tắm biển và bơi lội. Tuy nhiên, khi trẻ tham gia các hoạt động này, nước biển hoặc nước hồ bơi có thể xâm nhập vào tai và mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Bên cạnh đó, các hóa chất trong nước hồ bơi như clo cũng có thể kích ứng niêm mạc mũi họng.
1.3 Không khí ô nhiễm, dị ứng
Mùa hè nắng nóng là thời điểm gia tăng các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, khói bụi đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng niêm mạc mũi – xoang, làm tăng nguy cơ viêm xoang, viêm mũi và lan sang tai giữa.
1.4 Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 6 tuổi, có hệ miễn dịch còn yếu, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm hoặc bị viêm mũi, vi khuẩn dễ lan lên tai giữa và xoang, gây viêm.
2. Dấu hiệu nhận biết sớm viêm tai giữa, viêm xoang ở trẻ
2.1 Dấu hiệu viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng điển hình như: Quấy khóc, đau tai, chảy dịch....
(Theo nguồn: Internet)
Trẻ quấy khóc, khó ngủ, đặc biệt khi nằm nghiêng.
Đau tai hoặc kéo tai liên tục.
Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Chảy dịch tai (có thể vàng, trắng đục, hôi).
Giảm khả năng nghe, không phản ứng với âm thanh nhỏ.
2.2 Dấu hiệu viêm xoang
Nghẹt mũi kéo dài, dịch mũi đặc màu vàng/xanh.
Hơi thở hôi, ho nhiều vào ban đêm.
Đau đầu, đau vùng má, trán (trẻ lớn).
Sốt nhẹ, mệt mỏi.
Có thể kèm theo viêm họng, ho kéo dài.
3. Cách phòng ngừa viêm tai giữa, viêm xoang mùa hè cho trẻ
Phòng bệnh luôn là giải pháp ưu tiên để tránh trẻ phải dùng kháng sinh và ngăn nguy cơ bệnh mạn tính.
Vệ sinh tai mũi họng đúng cách cho trẻ sẽ hạn chế viêm tai giữa, viêm xoang
(Theo nguồn: Internet)
Vệ sinh mũi họng và tai đúng cách
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi 1–2 lần/ngày.
Hút mũi cho trẻ nhỏ chưa biết xì mũi.
Lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi, tuyệt đối không ngoáy tai sâu.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, nấm mốc.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là trong môi trường ô nhiễm.
Sử dụng điều hòa hợp lý
Nhiệt độ nên để 26–28°C.
Vệ sinh điều hoà định kỳ 1–2 tuần/lần.
Không để gió thổi trực tiếp vào mặt trẻ.
Tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là rau xanh, trái cây giàu vitamin C.
Cho trẻ vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc.
Sử dụng lợi khuẩn (probiotic) giúp cân bằng hệ miễn dịch đường hô hấp – tiêu hóa.
Viêm tai giữa và viêm xoang là hai bệnh lý phổ biến, dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa – phát hiện sớm – điều trị hiệu quả nếu hiểu đúng nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đừng chủ quan với những dấu hiệu nhỏ vì đó có thể là lời cảnh báo sớm cho một bệnh lý phức tạp hơn.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc cho trẻ tại nhà. Việc dùng sai kháng sinh, nhỏ tai không đúng cách có thể gây hại cho thính lực và sức khỏe của bé.