Vì sao bị tiêu chảy? Tiêu chảy đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?
Biên tập viên: Huyền
29/06/2022
Nguyên nhân vì sao bị tiêu chảy thường được các chuyên gia chỉ đích danh là do một số nguyên nhân như: mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mắc hội chứng ruột kích thích, virus hoặc ký sinh trùng gây ra.
Vì sao bị tiêu chảy? Giải thích từ chuyên gia
Thông thường, ruột non và ruột già hấp thụ 99% lượng dịch từ thức ăn và dịch tiết từ đường tiêu hóa. Tổng lượng dịch nạp vào cơ thể khoảng 9-10L mỗi ngày. Do đó, khi khả năng hấp thụ nước ở ruột giảm (dù chỉ 1%), hoặc tăng tiết dịch cũng dẫn đến tiêu chảy.
Vì sao bị tiêu chảy, bệnh có nguy hiểm không?
Tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra khi ruột non và ruột già không thể hấp thu thức ăn. Các chất còn lại từ thức ăn sẽ bị tích tụ trong ruột và giữ nước. Các chất hòa tan đó bao gồm polyethylene glycol, muối magie (hydroxit và sulfat) và phốt phát natri. Tiêu chảy cũng xảy ra khi cơ thể không dung nạp lactose.
Tăng tiết/giảm hấp thụ
Vì sao bị tiêu chảy? Câu trả lời là khi ruột tiết ra nhiều chất điện giải và nước hơn lượng chúng hấp thụ, hiện tượng tiêu chảy xuất hiện. Đường ruột bị nhiễm trùng và các chất béo không được hấp thu gây tăng tiết nội và ngoại sinh. Điều này khiến cơ thể bị giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.
Nhiễm trùng kết hợp với ngộ độc thức ăn là nguyên do chính gây tiêu chảy cấp tính.. Các chất béo và axit không bị hấp thu có thể kích thích tăng tiết dịch ở đại tràng và gây tiêu chảy.
Hạn chế thời gian tiếp xúc/diện tích bề mặt
Thức ăn di chuyển trong ruột nhanh chóng. Thời gian tiếp xúc và diện tích bề mặt bị giảm dẫn đến kém hấp thu dịch và tiêu chảy. Điều này xảy ra ở một số bệnh nhân có bệnh lý nền như viêm đại tràng, bắc cầu ruột non hoặc thực hiện cắt bỏ đại tràng.
Dấu hiệu thường gặp khi bị ỉa chảy
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên cũng có không ít bệnh có cùng triệu chúng với tiêu chảy. Do đó, cần chẩn đoán chính xác để có phương án điều trị hiệu quả. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy.
Chóng mặt
Chuột rút
Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn
Sốt
Phân có máu
Khô, dính miệng
Nước tiểu có màu khác lạ như màu vàng đậm
Da lạnh, khô da
Mệt mỏi
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có đáng sợ không?
Tiêu chảy ở trẻ em là do đâu?
Nguyên nhân thường gặp
Trẻ < 1 tuổi:
Sai lầm dinh dưỡng
Viêm dạ dày ruột
Nhiễm khuẩn toàn thể
Sử dụng kháng sinh sai
Trẻ 1 - 5 tuổi:
Viêm dạ dày ruột
Ngộ độc thức ăn
Nhiễm khuẩn toàn thể
Sử dụng kháng sinh sai
Trẻ trên 5 tuổi:
Viêm dạ dày ruột
Ngộ độc thức ăn
Sử dụng kháng sinh sai
Nguyên nhân ít gặp
Trẻ < 1 tuổi:
Nhiễm độc bệnh Hirschsprung
Thiếu disaccharidase
Hội chứng sinh dục – thượng thận
Trẻ 1 - 5 tuổi:
Ngộ độc thức ăn
Trẻ trên 5 tuổi:
Cường giáp
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi nào?
Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
Nôn hoặc đi cầu nhiều trên 3 lần trong ngày
Đau bụng, quấy khóc nhiều
Các biểu hiện của mất nước như khô miệng, chóng mặt, nước tiểu ít…
Sốt cao liên tục với nền nhiệt trên 38,5 độ C
Đi tiểu lẫn máu
Nghi ngờ bị tiêu chảy do tả
Nên đi khám bệnh tiêu chảy đi ngoài ở trẻ khi nào?
Đi ngoài ở trẻ có phải biểu hiện nguy hiểm?
Tiêu chảy là nguyên nhân gây ra khoảng 1,5 triệu người chết/năm trên toàn thế giới. Bệnh chiếm khoảng 9% số trường hợp trẻ em nhập viện dưới 5 tuổi. Hầu hết các trẻ em mắc tiêu chảy đều do sai lầm phổ biến dinh dưỡng.
Với trẻ trong tháng, tần suất đi ngoài từ 4-10 lần/ngày được xem là bình thường. Đối với trẻ ra tháng, tần suất đi ngoài của mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ đi nhiều lần trong ngày nhưng cũng có trẻ chỉ đi 2 lần/ngày. Nếu trẻ vẫn ăn ngoan, bú đều và tăng cân thì mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ bị đi ngoài có thể do dị ứng sữa mẹ. Với trẻ dùng sữa công thức thì nguyên nhân do tỷ lệ pha chưa đúng và thành phần của sữa công thức không phù hợp với trẻ. Ngoài ra, việc dùng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều.
Nếu thành phần phân của trẻ toàn nước, phân lỏng đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ bị hao hụt nước và điện giải. Điều này rất nguy hiểm cho bé bởi chúng dẫn tới một số nguy hiểm như:
Suy thận, tụt huyết áp, hôn mê
Suy dinh dưỡng
Đề kháng kém, suy kiệt và tử vong
Tiêu chảy ở trẻ bình thường sẽ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước. Một số trẻ có dấu hiệu biếng ăn, nôn, sốt, đau bụng thậm chí đi ngoài phân dính máu. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp kéo dài dẫn đến mất nước sẽ rất nguy hiểm. Ngay cả khi không mất nước, tiêu chảy cũng gây nguy hiểm cho trẻ vì giảm cân và khó tăng cân trở lại.
Các thông tin trên này chỉ nên tham khảo, tùy thuộc vào thể trạng và khả năng đáp ứng của cơ thể để áp dụng các cách điều trị phù hợp. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên trách đồng ý.
Bình luận