Tiêu chảy ăn gì cho “lành bụng”, nhanh lại sức?

Biên tập viên: Chiiii

29/06/2022

Khi bị tiêu chảy, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và cảnh giác với các món ăn, thậm chí là sợ ăn. Chính vì vậy, bị tiêu chảy ăn gì cho nhanh lành bụng, vừa an toàn lại vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bài viết sau sẽ là lời giải đáp cho bạn.

Đường ruột sau bị tiêu chảy rất “nhạy cảm”, vậy nên ăn gì cho dễ tiêu?

 

1. Người bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi tiêu chảy, bụng rất “yếu” mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Lúc này hệ tiêu hóa sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì? Bạn hãy ưu tiên những thực phẩm dưới đây khi bị tiêu chảy,

 

1.1 Các loại thực phẩm tinh bột

Top đầu thực phẩm trong tiêu chảy ăn gì chính là gạo, bột gạo, khoai tây và cà rốt. Những thực phẩm có nhiều tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp hơn vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. 

Chính vì vậy khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là một loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh ăn loại gạo này khi đang bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, món bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy rất tốt. Tinh bột trong bánh mì nướng giúp bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

 

1.2 Bổ sung thêm chất đạm cho cơ thể

Khi bị tiêu chảy kéo d​​ài, người bệnh sẽ bị mất một lượng protein, nước và cả các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm đạm cho cơ thể.

Với việc bổ sung thực phẩm có chứa đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn các món như thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Đặc biệt là món thịt gà luộc sẽ vừa đủ chất, vừa dễ ăn và dễ tiêu.

 

1.3 Hoa quả tươi

Quả chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Bên cạnh đó, chuối còn có lượng kali lớn. Bổ sung sẽ giúp cơ thể được nạp các chất điện giải cơ thể đang cần.

Quả táo có chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Ăn táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Bạn hãy dùng 2-3 quả táo mỗi ngày để hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy.

 

1.4 Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột

Bản chất của tiêu chảy là do các độc tố của hại khuẩn tiết ra quá nhiều gây kích thích niêm mạc ruột/đại tràng. Hoặc do hại khuẩn cùng độc tố tấn công vào các vùng bị tổn thương viêm loét, khiến tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân. Đồng thời hạn chế việc hấp thu khoáng và nước, hình thành triệu chứng tiêu chảy.

 

Việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus sẽ giúp ức chế, tiêu diệt và đào thải các hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột. Bào tử lợi khuẩn bacillus bám vào niêm mạc ruột/đại tràng, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng. Đặc biệt giúp bảo vệ các vùng tổn thương viêm loét khỏi 3 yếu tố nguy hại: chất bẩn trong ống tiêu hóa, chất độc do hại khuẩn tiết ra, sự xâm nhập của hại khuẩn. 

 

Do đó, LiveSpo COLON với thành phần chứa hơn 3 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis và bacillus clausii giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đây được xem giải pháp an toàn, hỗ trợ xử lý căn nguyên gây bệnh tiêu chảy. 

 Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo Colon có hàng tỷ bào tử lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt hại khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt

 

1.5 Nước rất cần thiết cho người bị tiêu chảy

Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy ăn gì thì uống gì cũng là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy có thể gặp tình trạng mất nước. Khi tình trạng mất nước kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. 

 

Lúc này, bạn cần chú ý uống thêm nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống thêm nước chanh hoặc nước trái cây pha loãng. Một số loại nước có chứa natri và kali sẽ giúp bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể.

 

Các loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng khi bị tiêu chảy. Cụ thể như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Đối với trà hoa cúc, hàm lượng tanin có trong trà sẽ làm giảm tình trạng co thắt ruột. Nhờ đó giúp điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. 

 

Bên cạnh việc nên ăn gì, bạn cần tránh những thực phẩm như: các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản… rau nhiều chất xơ. Chúng là những thực phẩm có thể khiến đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.

 

2. Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị tiêu chảy 

Có nhiều người dù đã sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với bệnh trạng nhưng vẫn không thể ngừng tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do chưa có chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người bị tiêu chảy:

  • Ăn - uống các thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể. Người bệnh tiêu chảy nên bổ sung thêm nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm hoặc nước rau quả thường xuyên.

  • Thay đổi chế độ ăn theo khối lượng thực phẩm. Chuyển từ thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc hơn. Ví dụ như bạn đang ăn cháo loãng, súp. Sau đó hãy chuyển sang ăn ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền,...

  • Hạn chế các loại thức ăn dễ lên men và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ,...

  • Ăn uống đúng giờ. Dựa trên tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lý. Hãy hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm tốt dành cho bệnh tiêu chảy

 

Cuộc sống dần quay trở lại quỹ đạo cũ sau dịch, các quán xá cũng mở nhiều hơn, bạn cần bỏ túi ngay các lưu ý về ăn uống để đề phòng khi bị bệnh tiêu chảy ăn gì. Vấn đề “ruột khỏe - bụng êm” vẫn là tiêu chí hàng đầu, tuy nhiên nếu không tránh khỏi đau bụng, tiêu chảy, bạn hãy bình tĩnh xử lý theo các gợi ý để nhanh chóng lấy lại sức khỏe tốt. 

 

Bình luận