Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

Biên tập viên: Chiiii

02/07/2022

Táo bón trong lúc mang thai có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón cho bà bầu? Các cách xử lý an toàn và hiệu quả được tổng hợp ngay dưới bài viết này. 

Táo bón khi mang thai được hiểu thế nào?

Táo bón là tình trạng nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả. Táo bón khi mang thai khiến bà bầu khó khăn trong việc đi đại tiện vài tuần hoặc lâu hơn. Bệnh có thể không gây nguy hiểm nhưng lại có tác động cực kỳ xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, táo bón ở bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai,...

Táo bón khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non…

Một số những ảnh hưởng không nhỏ từ bệnh lý táo bón khi mang bầu:

  • Khó khăn trong việc đi vệ sinh, các mẹ bầu thường dùng sức rặn để đưa chất thải ra ngoài, vô tình hành động này dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

  • Trong phân luôn có các chất độc như phenol, amoniac, indol… chúng tích trữ trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược.

  • Tâm lý người mẹ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.

  • Táo bón khiến bụng đầy chướng, tiêu hoá chậm, làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến cho người mẹ thiếu chất, gây suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.

Táo bón sau sinh mổ

Sau sinh mổ, nhiều mẹ bị suy giảm sức khỏe, rất dễ bị táo. Bởi sau sinh mổ, người mẹ ít vận động, còn đau và mệt. Nhiều phụ nữ sau sinh bị táo bón gây ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

 

Sau sinh mổ nếu gặp tình trạng táo bón kéo dài, rất có thể gây hệ lụy cho đường tiêu hóa như:

  • Đi ngoài ra máu thường xuyên.

  • Phân có chất nhầy.

  • Vừa táo bón vừa bị tiêu chảy không kiểm soát,... 

  • Thường xuyên nôn mửa và sốt cao.

Cách xử lý bệnh táo bón hiệu quả cho bà bầu

Bị táo bón khi mang thai có thể dễ dàng xử lý nếu mẹ bầu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Cần có sự chỉ định từ bác sĩ mới được dùng. Bởi một số loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và dễ gây dị tật thai nhi.

1. Tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể

Do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bà bầu phải đi vệ sinh nhiều hơn. Nếu không được bổ sung đủ nước, phụ nữ mang thai dễ rơi vào tình trạng thiếu nước, dẫn đến táo bón. 

 

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày (tương đương với 1.5 đến 2 lít nước). Điều này hỗ trợ cho quá trình bài tiết, thanh lọc cơ thể và đào thải chất cặn bã. Bên cạnh việc bổ sung nước lọc, mẹ hoàn toàn có thể uống các loại nước ép trái cây.

Chú thích: Bà bầu nên bổ sung nước hàng ngày để ngăn táo bón

2. Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, còn giúp tăng khối lượng phân. Nhờ đó mà phân dễ dàng được đào thải ra ngoài hơn. Theo khuyến nghị, mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung từ 28 đến 34g chất xơ. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho bà bầu như:

  • Các loại rau xanh như: súp lơ, họ rau cải…

  • Quả giàu chất xơ: mận, táo, lê, kiwi,…

  • Hạt ngũ cốc

 

Bên cạnh đó, bà bầu cần hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, chất kích thích… Vì những thực phẩm này gây áp lực nhiều cho hệ tiêu hóa.

3. Bổ sung Probiotics mỗi ngày

Probiotics (lợi khuẩn, men vi sinh) rất tốt cho đường ruột, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus giúp làm tăng độ nhớt cho phân. Từ đó giúp phân dễ được đẩy ra ngoài, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu.

4. Vận động nhẹ nhàng

Để giữ gìn cho an toàn của thai nhi, nhiều mẹ bầu thường hạn chế hoạt động. Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần gây áp lực lên tử cung và tăng sức nặng, phụ nữ mang thai thường có xu hướng lười vận động hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu vẫn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giúp đường ruột hoạt động trơn tru, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. 

Nên tập các động tác yoga trong thời gian mang thai

5. Đi vệ sinh đúng giờ

Việc nhịn đi ngoài khiến cho phân tồn đọng lâu ngày trong cơ thể, gây nên tình trạng táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ để nhu động ruột hoạt động đều đặn.

Cải thiện táo bón khi mang thai bằng bào tử lợi khuẩn

Vai trò của lợi khuẩn với quá trình tiêu hóa

Trong ruột người chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Trong đó 85 nghìn tỷ là vi khuẩn có lợi và 15 nghìn tỷ là hại khuẩn. Chúng chung sống hòa bình với nhau ở tỷ lệ vàng này. Các lợi khuẩn hoạt động trong ruột bằng cách tranh chỗ bám, thức ăn với hại khuẩn. Hại khuẩn lúc này thiếu dinh dưỡng và chỗ ở sẽ chết dần và bị đẩy ra ngoài cùng phân.

 

Trong quá trình tiêu hóa, lợi khuẩn tham gia vào quá trình lên men thức ăn đã nghiền nát. Và giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu dễ dàng. Nhờ đó, nhu động ruột được kích thích giúp các vấn đề tiêu hóa diễn ra trơn tru.

Cơ chế xử lý táo bón của bào tử lợi khuẩn

Các lợi khuẩn trải đều trên bề mặt niêm mạc ruột, tạo màng biofilm bao quanh các vết thương (nếu có) trên niêm mạc, chữa lành và ngăn hại khuẩn xâm nhập vào. Đồng thời, các lợi khuẩn kích thích cơ thể tổng hợp vitamin hỗ trợ việc ăn ngon, tăng hấp thu; tăng sản xuất enzyme giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi. 

 

Nhu động ruột được kích thích, bôi trơn giúp quá trình vận chuyển phân nhanh hơn, phân giữ được nước nên mềm, xốp. Quá trình đào thải phân thuận tiện, không bị tắc nghẽn hay phải rặn.

 

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, các mẹ đã có câu trả lời đúng hơn cho câu hỏi “Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?”. Bên cạnh đó, các mẹ cũng tham khảo được một số phương pháp hỗ trợ xử lý táo bón khi mang bầu một cách hiệu quả.

 

Bình luận