Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là gì? Triệu chứng và các cách xử lý nhanh

Biên tập viên: Huyền

13/02/2023

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ thường xảy ra với các triệu chứng như nôn trớ, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần làm rõ và kịp thời xử lý cho trẻ.

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường. Chúng gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

 

Nếu bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển sau này. Bởi ở giai ​đoạn phát triển, cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. 

 

Nếu kéo dài, hậu quả sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Thậm chí là chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Cơ thể trẻ sau này sẽ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi gặp phải các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

 

Triệu chứng khi trẻ mắc chứng  rối loạn tiêu hóa:

  • Nôn trớ.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Ăn kém, đau bụng.

2. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở tr​ẻ

Tiêu hóa là cả quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa được diễn ra từ miệng cho đến phần ruột già. Khi có bất cứ nguyên nhân nào làm thay đổi quá trình này đều được gọi là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

 

Rối loạn tiêu hóa không được gọi là một bệnh lý. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón kéo dài và không được chữa trị đúng và dứt điểm thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Nặng nhất có thể là bệnh K đường ruột.

 

Một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng này như sau:

Mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột

Ở trạng thái khỏe mạnh, các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Tuy nhiên, khi chúng bị mất đi tỷ lệ cân bằng hệ vi sinh vật này, gây ảnh hưởng đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. 

 

Thông thường nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do việc lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (hại khuẩn tăng cao

Viêm đại tràng

Chứng bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có nguyên nhân do lỵ amip, shigella,…  tạo ra hội chứng ruột kích thích.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Dạ dày là một bộ phận ​có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa. Các bệnh lý tại dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng,… đều gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và việc hấp thu các chất.

Chế độ ăn uống không đảm bảo

Các chế độ ăn uống khiến​​ bé phải nạp vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn, các chất bẩn đều có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa. 

 

Ngoài ra, việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

 

Ngoài ra, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp vấn đề nếu như cơ thể không dung nạp được các loại thức ăn lạ, chất lượng kém, những thực phẩm khó tiêu… Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu rất dễ bị vi khuẩn và virus trong thức ăn tấn công gây bệnh.

3. Cách phòng triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Với trẻ nhỏ, việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là quan trọng nhất. Bố mẹ cần chú ý những điều sau để giúp trẻ có hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

  • Mẹ đang cho con bú cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Các thực đơn dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú và trẻ cần đa dạng và đầy đủ vitamin. Điều cần thiết là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tập cho trẻ thói quen ăn uống và đi ngoài đúng giờ.
  • Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thực hiện tiêm phòng cho bé một cách đầy đủ để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề rối loạn tiêu hóa.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ, đặc biệt là bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 
  • Bổ sung thêm một số các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Chú trọng việc nâng cao sức đề kháng để chống lại được các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn là giải pháp tốt cho rối loạn tiêu hóa

4. Bổ sung bào tử lợi khuẩn khi bị rối loạn tiêu hóa

Không những trẻ nhỏ mà người lớn cũng nên bổ sung men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Bởi bào tử lợi khuẩn là những chiến binh có “chiếc áo giáp” bao bọc bên ngoài, nên chúng sẽ không bị ảnh hưởng khi đi qua dạ dày, đến ruột một cách an toàn. Nhờ đó, số lượng lợi khuẩn đưa vào cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều.

 

Ở trong ruột, các lợi khuẩn sẽ ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi khuẩn xấu gây bệnh. Cân bằng lại hệ vi sinh vật có trong đường ruột. Khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn được cân bằng, tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ sẽ được cải thiện. 

 

Đối với những trẻ dùng kháng sinh kéo dài, sẽ có số lượng vi khuẩn có lợi bị suy giảm mạnh do kháng sinh tiêu diệt. Việc bổ sung lợi khuẩn là việc n​ên làm để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 

 

Ngoài ra, bào tử Bacillus vừa an toàn, không gây tác dụng phụ mà còn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nhờ đó giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng. 

 

Tại đường ruột, các vi khuẩn tốt sẽ biến đổi chất xơ từ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết thành các acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, acid amin, men và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng bào tử lợi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

 

Bình luận