Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào hiệu quả

Biên tập viên: Chiiii

27/06/2022

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây ra một số các bệnh lý như: viêm đại tràng, hội chứng ruột bị kích thích, nặng hơn có thể là ung thư đại tràng… Vậy rối loạn tiêu hóa bắt nguồn từ nguyên nhân nào, giải pháp nào tốt nhất? Đừng vội bỏ lỡ những thông tin có trong bài viết này.

1. Rối loạn tiêu hóa là gì? 

Theo các chuyên gia về tiêu hóa, tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra với các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đại tiện… Chính vì vậy, đây được xem như là một “hội chứng”, không được gọi là một bệnh lý. 

 

Tuy rằng, chứng rối loạn tiêu hóa này không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Có 5 nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa mà rất nhiều người đang mắc phải như sau:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo được vấn đề vệ sinh sạch sẽ..

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích.

  • Do bệnh lý có liên quan đến một số các bệnh như: viêm ruột thừa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…

  • Uống quá nhiều thuốc kháng sinh.

  • Do mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột.

 

2. Bị rối loạn tiêu hóa nên làm thế nào?

Rối loạn tiêu hóa thông thường chỉ xảy ra ở một mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng để kéo dài sẽ có thể bị nặng hơn như: đi ngoài ra máu, phân lúc lỏng lúc rắn xen kẽ, giảm cân thất thường… có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng cần được phát hiện từ sớm và xử lý triệt để.

 

Theo chuyên gia tiêu hóa, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mà có những phương pháp chữa chứng rối loạn tiêu hóa phù hợp. Dưới đây là các cách hỗ trợ xử lý rối loạn tiêu hóa phổ biến được khuyên từ các chuyên gia:

 

2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả. Người bị rối loạn tiêu hóa cần đảm bảo được các yếu tố chính dưới đây sau trong chế độ ăn uống mỗi ngày:

  • Bổ sung đủ nước (từ 2 – 3 lít/ngày) và chất điện giải. Người bệnh có thể uống thêm nước khoáng hoặc nước trái cây tươi…

  • Ăn nhiều loại trái cây có các vitamin C như chuối, ổi… giúp cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh các vết viêm loét có mặt ở thành ruột.

  • Bổ sung thêm nhiều chất đạm hoặc chất xơ cho cơ thể.

  • Tránh xa các loại chất kích thích hoặc  rượu bia, thuốc lá.

  • Hạn chế ăn nhiều các món cay, nóng, chiên nấu nhiều dầu mỡ

  • Đảm b​​ảo ăn đúng nguyên tắc ăn chín uống sôi, luôn luôn vệ sinh trong ăn uống.

 

Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

 

2.2 Thay đổi các thói quen sinh hoạt ch​​ưa tốt

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống đúng đắn, người bị rối loạn tiêu hóa cũng cần nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho thật hợp lý:

  • Rèn luyện các thói quen đi ngoài đúng giờ. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động theo một chu kỳ thông minh và đầy đủ chức năng nhất.

  • Cần đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

  • Hạn chế việc tập luyện hay vận động quá mạnh.

  • Không nên nằm nghỉ ngay sau khi bụng vừa ăn no.

  • Hạn chế việc ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.

  • Vệ sinh sạch sẽ xung quanh môi trường làm việc và sinh hoạt.

  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giúp phòng ngừa việc nhiễm khuẩn

 

2.3 Dùng thuốc Tây hợp l​​ý

Khi người bệnh bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng khó chịu như việc đi ngoài nhiều lần, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Việc uống thuốc Tây là phương pháp được nhiều người nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

 

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định cho người bị rối loạn tiêu hóa:

  • Thuốc cầm tiêu chảy.

  • Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu.

  • Thuốc kháng sinh.

  • Thuốc giảm tình trạng đau bụng.

 

2.4 Mẹo dân gian hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa

Giảm rối loạn tiêu hóa bằng củ gừng

Gừng có tác dụng giảm lượng acid có trong dạ dày. Nhờ đó cải thiện được chứng đầy bụng, chướng hơi hoành hành. 

 

Cách sử dụng gừng để trị chứng rối loạn tiêu hóa rất đơn giản. Người bệnh có thể uống ngay một tách trà gừng mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể ngậm một lát gừng tươi, ăn kẹo gừng hoặc uống một chút rượu gừng cũng đem lại hiệu quả rất tốt.

 

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, không nên nạp vào quá 4g gừng/ngày. Bởi nếu tiêu thụ một lượng lớn quá có thể gây nên ra chứng ợ nóng, thậm chí bỏng rát cổ họng.

 

Củ tỏi giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa

Cũng giống như củ gừng, tỏi đem lại tác dụng chống lại tình trạng co thắt dạ dày. Nhờ đó khắc phục được một số các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn… Người bệnh có thể thêm tỏi như một loại gia vị vào món ăn hàng ngày. 

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép tỏi hoặc ăn tỏi sống. Điều này cũng giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

 

Giảm rối loạn tiêu hóa bằng lá mơ lông

Lá mơ hay thường được gọi là lá mơ lông. Loại lá này rất phổ biến ở miền Bắc và nổi tiếng có công dụng tốt đối với các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có cả chứng rối loạn tiêu hóa. Cách giảm rối loạn tiêu hóa bằng lá mơ hiệu quả như sau:

  • Dùng ngay một nắm lá mơ lông đã rửa sạch rồi đem thái nhỏ.

  • Trộn chung lá mơ lông vừa thái với 1 quả trứng gà rồi đem khuấy đều.

  • Nướng hỗn hợp trên trên lá chuối hoặc có thể hấp cách thủy.

  • Người bệnh nên ăn trứng lá mơ 2 – 3 lần liên tục t​ừ 3-4 ngày để thu được hiệu quả rõ rệt nhất.

Món trứng l​á mơ tốt cho tiêu hóa

 

Ngoài ra, người ta còn dùng nhiều loại thảo dược khác giúp hỗ trợ cải thiện được chứng rối loạn tiêu hóa như: lá ổi, rau sam, lá bạc hà…

3. Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo COLON

Bên cạnh các phương pháp từ bằng Tây y, ​một số mẹo dân gian hay thay đổi chế độ ăn uống, việc uống bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là Bào tử lợi khuẩn bacillus sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Phương pháp này cũng cần được ưu tiên hàng đầu.

 

Theo đó, Bào tử lợi khuẩn Bacillus ngay sau khi vào cơ thể sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Chúng có tác dụng ức chế và tiến hành tiêu diệt, đào thải các hại khuẩn. Nhờ đó giúp nhanh chóng lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hỗ trợ tối đa việc cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, khó tiêu hoặc bị rối loạn đại tiện…

Ngoài ra, bào tử lợi khuẩn Bacillus còn có tác dụng như sau:

  • Sản sinh ra các enzyme, kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể được hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng.

  • Tổng hợp ra các loại vitamin, giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.

  • Kích thích cơ thể tổng hợp ra các kháng thể IgA, nhờ đó giúp nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các loại bệnh tật.

 

Trên đây là 4 cách giảm rối loạn tiêu hóa phổ biến hiện nay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để sử dụng đúng liều, đúng đối tượng, phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.

 

Bình luận