Bị đau bụng phía bên trái là chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Biên tập viên: Huyền

13/02/2023

Dấu hiệu bị đau bụng bên trái có rất nhiều người gặp phải nhưng chưa xác định được là bệnh gì. Vậy đau bụng bên trái đang cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

1. Bị đau bụng bên trái liên quan đến bộ phận nào?

Nguyên nhân dẫn đến bị đau bụng bên trái có thể do nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến một số bộ phận nằm ở bụng trái như sau:

  • Vùng đại tràng nằm bên trái.
  • Một phần ruột non.
  • Tuyến tụy.
  • Một phần dạ dày.
  • Thận trái
  • Buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái đối với phụ nữ

2. Các bệnh gây đau bụng bên trái

Người bệnh xác nhận vị trí đau bụng sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc thăm khám bệnh cụ thể. Một số vùng đau và chứng bệnh:

2.1 Đau bụng bên trái ở phía trên là bệnh gì?

Vùng đau được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức. Nếu gặp tình trạng đau này, rất có thể hoạt động của một số cơ quan như: thận trái, tụy hay dạ dày có thể đang gặp vấn đề. Nếu cơn đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. Người bị bệnh thận sẽ có triệu chứng ở lưng trái đau nhói. Sau đó là khó khăn trong việc vận động, đi lại do cơn đau di chuyển đến vùng bụng trên bên trái.

 

Ngoài ra, nếu bị thận có thể có một vài biểu hiện khác như sốt cao hoặc đi tiểu ra máu. Riêng đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, đi kèm với triệu chứng đau vùng bụng bên trái âm ỉ là cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau mạnh hơn. 

 

Một số các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng gây ra những cơn đau bụng phía trên bên trái. 

Bị đau bụng trái phía trên rất có thể là do dạ dày gây ra

2.2 Đau bụng phía dưới ở bên trái

Bộ phận nằm ở vị trí bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết. Chúng đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. 

 

Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa. Đi kèm với cảm giác đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy nhẹ.

 

Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể gây ra đau bụng bên trái phía dưới.

 

Để dễ dàng phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đi tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, thậm chí còn có lẫn máu. Một số trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng hay sỏi tiết niệu.

Đau bụng bên trái cẩn thận cơn đau do viêm đại tràng gây ra

 

Nguyên nhân do các bệnh nằm trong hệ tiêu hóa

Khi có dấu hiệu đau bụng dưới, có khả năng người bệnh đã bị viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường xảy ra do tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết được gọi là túi thừa. 

 

Các triệu chứng đi kèm cơn đau bụng dưới như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…

 

Một số bệnh về hệ tiêu hóa có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…

 

Nguyên nhân do vấn đề sinh sản

Riêng với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau nhói ở vùng bụng dưới ở bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: chửa ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc bị bệnh u xơ tử cung,…

 

Nguyên nhân do hệ bài tiết có “sự cố”

Hệ bài tiết có vấn đề gây ra đau bụng dưới như sỏi tiết niệu. Các viên sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Triệu chứng cụ thể là những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. 

 

Ngoài ra một số triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu buốt hay đi tiểu nhiều lần, ra máu, buồn nôn,…

 

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là “thủ phạm” gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái. Người bệnh hết sức lưu ý để kịp thời phát hiện và điều trị. 

3. Đau bụng bên trái có phải nguy hiểm không?

Để biết được bị đau bụng bên trái có nguy hiểm không, bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây ra cơn đau. Điều này cần bạn phải được thăm khám hoặc trao đổi trực tiếp tình trạng của mình với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra bệnh và điều trị cơn đau bụng bên trái đúng cách.

 

Chú ý rằng, nếu cơn đau bụng trái đi kèm với những triệu chứng như: sốt, đau dữ dội, phân có máu, nôn mửa kéo dài, giảm cân không lý do hoặc màu da bị vàng hơn bình thường thì bạn cần được cấp cứu ngay. Đây là các dấu hiệu phản ánh tình trạng rất nguy hiểm.

4. Đau bụng trái do viêm đại tràng phải làm sao?

Đối với viêm đại tràng, triệu chứng phổ biến chính là đau bụng bên trái và nặng hơn là đau toàn vùng bụng quanh rốn. Triệu chứng đau bụng thường đi kèm theo các biểu hiện khác như: đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy hoặc táo bón,… 

 

Trong đường ruột của người khỏe mạnh có khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn, trong đó lợi khuẩn chiếm 85% và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, số lợi khuẩn này thường suy giảm khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh nhiều ngày hay khi tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hóa chất, rượu, bia…

 

Với người mắc bệnh lý về đại tràng, điều cấp thiết là phải đồng thời ức chế được sự phân chia của hại khuẩn và tạo ra lớp màng bao sinh học. Chúng đóng vai trò như “lá chắn” bao phủ trên bề mặt tổn thương để làm lành vết thương đại tràng.

 

Lợi khuẩn Bacillus Clausii và Bacillus Subtilis trong LiveSpo COLON là hai chủng khuẩn xuống qua được acid dạ dày. Chúng có khả năng kích thích tổng hợp vitamin giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, hỗ trợ đường ruột sản sinh ra các kháng thể tại chỗ để đối phó với tác nhân gây bệnh.

Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo COLON hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng do viêm đại tràng gây ra

 

Rõ ràng các lợi khuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì cân bằng hệ vi sinh. Vừa bảo vệ đường ruột, vừa bổ sung lợi khuẩn chính là giải pháp hữu hiệu cho người bị bệnh viêm đại tràng.

 

Đặc biệt, Bacillus Clausii sẽ không bị tiêu diệt ngay cả khi người bệnh sử dụng một số loại kháng sinh thông dụng. Chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh phục hồi thể trạng, ngay cả trong thời gian sử dụng kháng sinh dài ngày.

 

Như vậy, qua bài viết này bạn đã có thêm những “bí quyết” để chẩn đoán tại nhà triệu chứng bị đau bụng là bệnh gì, có nguy hiểm hay không. Nếu tình trạng đau bụng diễn biến xấu dần cùng với các triệu chứng khác thì nhất định bạn cần phải đi bệnh viện để điều trị.

 
 
 

Bình luận